Cải cách hải quan trước tác động của xu hướng hội nhập quốc tế
Mục tiêu tiên quyết Hải quan Việt Nam đặt ra trong bối cảnh này là phải tiếp tục hướng đến mục đích tạo thuận lợi và kiểm soát trong thực hiện quản lý hải quan nhằm thúc đẩy an ninh và tạo thuận lợi thương mại quốc tế, đảm bảo nguồn thu, bảo vệ an ninh, an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng.
”Thông thoáng” của hội nhập
Khi xây dựng Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Hải quan đã nhận định các tác động của xu thế hội nhập quốc tế trong giai đoạn 2016 – 2020 càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong đó một số xu hướng mới đã được hình thành rõ nét hơn. Trong giai đoạn từ 2016-2020, đa số các hiệp định tạo thuận lợi thương mại Việt Nam đã ký kết bước vào giai đoạn tự do hóa sâu rộng, dỡ bỏ trên 90% hàng rào thuế quan, đặc biệt là các Hiệp định FTA nội khối ASEAN, Hiệp định FTA thế hệ mới (TPP) dỡ bỏ gần 100% hàng rào thuế quan.
Phân tích cụ thể về vấn đề này, tại một hội nghị giới thiệu về các Hiệp định thương mại tự do, đại diện Bộ Công Thương cho biết, cam kết của các đối tác trong TPP là cam kết khoảng từ 78 - 95% số dòng thuế được xóa bỏ thuế NK ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5 đến 10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan và đến cuối lộ trình giảm thuế sẽ xóa bỏ gần như 100% số dòng thuế trong biểu thuế.
Trong đó, cam kết về thuế NK của Việt Nam trong TPP là Việt Nam xóa bỏ xấp xỉ 100% mặt hàng có lộ trình. Cụ thể xóa bỏ ngay 65,8% mặt hàng, xóa bỏ sau 3 năm 86,5% mặt hàng, xóa bỏ sau 10 năm 97,8% mặt hàng và các mặt hàng còn lại có lộ trình tối đa 15 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan. Chẳng hạn mặt hàng ô tô, xóa bỏ thuế vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới, riêng ô tô con có dung tích xi lanh từ 3000cc trở lên có lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 10. Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với ô tô cũ với lượng hạn ngạch ban đầu là 66 chiếc, lượng hạn ngạch sẽ tăng dần và đạt 150 chiếc kể từ năm thứ 16. Thuế trong hạn ngạch giảm về 0% vào năm thứ 16, thuế ngoài hạn ngạch thực hiện theo mức thuế suất MFN. Sắt thép, xăng dầu: Chủ yếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 11. Nhựa và sản phẩm nhựa; Hóa chất và sản phẩm hóa chất; Giấy, đồ gỗ; Máy móc, thiết bị: Phần lớn xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, một số loại xóa bỏ vào năm thứ 4. Dệt may, giày dép: Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Trong bối cảnh các cam kết trong Hiệp định TPP và các FTA mới được nhận diện là tác động trực tiếp, chặt chẽ đến quản lý hải quan đang đòi hỏi về mức độ thực thi cao hơn của cơ quan Hải quan. Chẳng hạn như: Kiểm tra xuất xứ đối với hình thức tự chứng nhận xuất xứ; thực thi kiểm soát biên giới trong lĩnh vực SHTT một cách đầy đủ (quyền mặc nhiên đối với hàng XK, hàng quá cảnh, hàng thương mại có giá trị nhỏ..), phối hợp trong công tác điều tra xác minh các vi phạm về hải quan (đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may và các vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa); trao đổi thông tin phục vụ điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Hiện nay, Chính phủ cũng vào cuộc quyết liệt hơn với nhiều quyết sách được đưa ra nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, thu hút đầu tư, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong xu thế đó, Hải quan Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, mở rộng triển khai thủ tục hải quan điện tử, áp dụng đồng bộ, toàn diện phương pháp quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan tại cả ba khâu trước, trong và sau thông quan, tăng cường tuân thủ tự nguyện của DN... để tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan.
Thủ tục hải quan sẽ cơ động
Mục tiêu cụ thể Hải quan Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 là thực hiện thủ tục hải quan ”mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện”. 100% các nội dung liên quan đến hải quan tại các Hiệp định tự do thương mại, Hiệp định tạo thuận lợi thương mại được nội luật hóa đúng lộ trình cam kết. Thời gian giải phóng hàng trung bình đối với hàng hoá XNK đạt mức các nước ASEAN-4; cơ chế DN ưu tiên được triển khai mở rộng về số lượng, đảm bảo thủ tục và an ninh theo các chuẩn mực của WCO, với cơ chế công nhận lẫn nhau được áp dụng với một số Hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó công tác quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ được triển khai sâu rộng trong toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Cơ chế một cửa hải quan quốc gia được mở rộng kết nối và triển khai toàn bộ các thủ tục với sự tham gia đầy đủ của các bộ, ngành có liên quan; tham gia đầy đủ vào Cơ chế một cửa ASEAN; bước đầu triển khai kết nối trao đổi thông tin nghiệp vụ với Hải quan một số nước trên thế giới, WCO.
Mối quan hệ trao đổi thông tin và hợp tác với các bộ, ngành, cơ quan chính phủ, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan trong thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về hải quan được thúc đẩy mạnh mẽ trên các vấn đề: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK; hoàn thiện vận hành thông suốt Cổng thông tin điện tử một cửa hải quan quốc gia với đầy đủ các thủ tục được triển khai; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các bộ, ngành trong việc rút ngắn thời gian kiểm tra đối với hàng hóa XNK phải kiểm tra chuyên ngành; từng bước hướng tới mục tiêu các giao dịch với các bộ, ngành cơ bản được xử lý trực tuyến trên môi trường điện tử, phi giấy tờ. Bên cạnh đó, Hải quan Việt Nam sẽ đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương, đa phương với Hải quan các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở các bên cùng có lợi, tích cực tham gia các chương trình hành động chung của tổ chức Hải quan thế giới và khu vực như các chương trình tạo thuận lợi thương mại, công nhận lẫn nhau, nâng cao năng lực kiểm soát, chống buôn lậu, chống khủng bố...
Vấn đề quan trọng để triển khai các mục tiêu trên là vai trò của Hải quan các cấp cần được nâng cao. Vấn đề này cũng được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đặt ra tại hội nghị định hướng công tác hợp tác và hội nhập quốc tế của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020. Công chức Hải quan cần nâng cao năng lực, đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính, có phương pháp làm việc hiện đại, sử dụng thành thạo các hệ thống phần mềm nghiệp vụ và trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại; tiếp cận được với các chuẩn mực mới; hiệu quả và năng động trong công tác quản lý trước những cơ hội và thách thức mới.
Tin liên quan
Triển khai thi công xây dựng trụ sở Hải quan Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
14:40 | 27/12/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
08:55 | 27/12/2024 Hải quan
Hải quan Long An phát huy hiệu quả quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp
08:09 | 27/12/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
21:52 | 26/12/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
20:20 | 26/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan TPHCM hoàn thành toàn diện 5 nhiệm vụ trọng tâm
16:15 | 26/12/2024 Hải quan
Những thách thức đặt ra cho công tác thu của ngành Hải quan năm 2025
15:52 | 26/12/2024 Hải quan
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
23:32 | 25/12/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 12/2024
15:27 | 25/12/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ngãi phấn đấu thu NSNN vượt chỉ tiêu năm 2025
08:58 | 25/12/2024 Hải quan
Hải quan Việt Nam – Hàn Quốc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên
08:58 | 25/12/2024 Hải quan
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
15:50 | 24/12/2024 Hải quan
Báo chí luôn sát cánh cùng các hoạt động của ngành Hải quan trong năm 2024
15:47 | 24/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
Triển khai thi công xây dựng trụ sở Hải quan Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics