Nga có nể Mỹ mà “buông” Iran?
Nga sẽ ủng hộ Mỹ gây sức ép với Iran?
Chuyến công du ngày 14/5 của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Nga là một cuộc gặp với những kỳ vọng nhất định. Ngoài ra, sau khi báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller được công bố, khẳng định không có sự "thông đồng" giữa Nga và chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Trump, dường như một cánh cửa cơ hội mới đang mở ra cho cả Nga và Mỹ để thiết lập các kênh đối thoại trực tiếp với nhau.
Tổng thống Nga Putin và Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei. Ảnh: Reuters
Hơn nữa, đây là thời điểm đặc biệt quan trọng với Mỹ khi Washington không chỉ tìm kiếm sự thành công của "thỏa thuận thế kỷ" về vấn đề Israel-Palestine hay một giải pháp cho Syria mà quan trọng hơn là nhằm đối phó với Iran. Để chiến lược "sức ép tối đa" đạt hiệu quả, Mỹ cần Nga ủng hộ hay ít nhất là tiếp tục giữ thái độ trung lập.
Mặc dù chuyến thăm của ông Pompeo không tạo được bước đột phá nào nhưng nó cho phép 2 bên Nga - Mỹ tìm kiếm được những khía cạnh mà cả 2 có thể hợp tác với nhau, đặc biệt khi một cuộc gặp 3 bên giữa các cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, Nga và Israel có thể diễn ra tại Jerusalem vào cuối tháng này.
Trong khi đó, về phần mình, Điện Kremlin cũng thể hiện rằng Nga sẵn sàng thể hiện thái độ thiện chí với Mỹ.
Không phải ngẫu nhiên mà sau cuộc gặp với ông Pompeo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng Iran không nên chỉ dựa vào Nga trong những căng thẳng với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân.
"Nga không phải đội cứu hỏa, chúng tôi không thể đi khắp nơi và cứu mọi thứ vốn không hoàn toàn phụ thuộc vào chúng tôi. Chúng tôi có vai trò của riêng mình... Nhưng điều ấy không có nghĩa là mọi thứ chỉ phụ thuộc vào chúng tôi", Tổng thống Putin nhận định trong một cuộc họp báo ngày 15/5 tại Sochi.
2 tuần sau, tờ Bloomberg cho biết Nga đã từ chối chuyển giao cho Iran hệ thống tên lửa S-400 mặc dù yêu cầu này được cho là do chính lãnh đạo cấp cao của Iran đề xuất. Thực tế thì, việc chuyển giao hệ thống vũ khí này có thể bị nâng lên thành một vấn đề chính trị nên Nga rất thận trọng trong việc này, đặc biệt khi Moscow đang có cơ hội để "hâm nóng" quan hệ với Mỹ và các chủ thể khu vực quan trọng khác ở Trung Đông như Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Israel.
Những lợi ích ngắn hạn
Ở thời điểm hiện tại, Moscow có vẻ như sẽ đạt được một số lợi ích từ việc Iran phải đối mặt với nhiều sức ép, ít nhất là trong ngắn hạn.
Sự sụt giảm đột ngột trong lĩnh vực xuất khẩu dầu của Iran có thể khiến Nga tăng hạn ngạch sản xuất dầu theo "Thỏa thuận Vienna" với OPEC.
Vào đầu tháng 7/2019, khi OPEC và các đối tác của khối này gặp nhau để quyết định việc sản xuất dầu cho nửa sau của năm 2019, Moscow có thể sẽ đưa đề xuất về việc sản lượng dầu mà Iran không thể sản xuất do lệnh trừng phạt nên được phân phối lại cho các bên trong thỏa thuận để duy trì thị trường dầu thế giới ổn định và tránh dao động về giá.
Trong khi đó, Nga cũng có thể lợi dụng việc Iran phải đối phó với mối đe dọa từ "trục" Mỹ-Saudi Arabia-Israel để tìm kiếm thêm lợi ích ở Syria. Mặc dù Nga và Iran từng là đồng minh khi cũng ủng hộ Tổng thống Assad nhưng Moscow gần đây đã kiềm chế ảnh hưởng của Tehran tại các khu vực chiến lược nhất định và củng cố các vị trí của nước này ở Syria.
Thực tế là căng thẳng giữa Nga và Iran có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thứ nhất, cả Nga và Iran đều là những nhà xuất khẩu năng lượng lớn. Vấn đề này có thể trở thành nguồn cơn căng thẳng và sự cạnh tranh giữa 2 bên. Chẳng hạn, khi thỏa thuận hạt nhân sụp đổ hay khi cuộc xung đột Ukraine nổ ra, các nước châu Âu có thể sẽ tìm kiếm nguồn cung dầu mỏ và khí đốt thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Theo Eurostat, hiện 30% dầu mỏ và 39% khí tự nhiên của châu Âu là nhập khẩu từ Nga. Đặc biệt 4 nước châu Âu là Estonia, Ba Lan, Slovakia và Phần Lan nhập khẩu dầu từ Nga với tỷ lệ là hơn 75%. Trong thời kỳ khủng hoảng quan hệ với Nga, các nước châu Âu thường tìm kiếm nguồn thay thế tiềm năng là Iran. Đó là lý do Moscow luôn lo ngại một sự thật rằng Iran có thể là mối đe dọa về kinh tế bởi Tehran luôn sẵn sàng thế chân Nga và xuất khẩu khí tự nhiên vào EU bất cứ lúc nào.
Thực tế là trong một số lần, Nga đã từ chối Iran và đứng về phía phương Tây khi các lợi ích của nước này bị đe dọa. Chẳng hạn, Nga từng là thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trong 4 vòng trừng phạt kinh tế lên nước Cộng hòa Hồi giáo này. Ngoài ra, không ít lần, 2 nước coi nhau là đối thủ cạnh tranh ở Syria trong cuộc chiến giành ảnh hưởng với Damascus.
Lựa chọn của Nga
Tuy nhiên điều ấy không có nghĩa là Nga ủng hộ chiến lược "gây sức ép tối đa" của Mỹ lên Iran bởi một số lý do sau.
Đầu tiên, Moscow coi Tehran là một chủ thể quan trọng ở Trung Đông và là một nhân tố kiềm chế sự ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Giữ cho Trung Đông "đa cực" chính là cách để Nga duy trì các lợi ích của mình.
Thứ hai, bất chấp những khác biệt ở Syria, Nga cần Iran để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Điện Kremlin nhận thức rõ rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc Iran rút toàn bộ quân khỏi Syria đơn giản chỉ là diễn đàn để trình bày quan điểm và điều này sẽ không trở thành hiện thực, ít nhất là trong ngắn hạn. Suốt 8 năm qua, Iran đã gắn kết sâu sắc với chính phủ Syria và các lực lượng quân đội của quốc gia Trung Đông này. Điều đó khiến toàn bộ hệ thống chính trị và quân sự của Syria sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu Iran rời đi - một viễn cảnh mà Nga chưa hề chuẩn bị.
Thứ ba, Nga và Iran hợp tác với nhau ở khu vực Caspi và Trung Á trong một loạt vấn đề từ năng lượng cho tới an ninh. Giữa những năm 1990, Iran đã giúp Nga ngăn chặn cuộc nội chiến ở Tajikistan. Năm 2008, trong khi phương Tây đổ lỗi cho Nga về cuộc chiến với Georgia, Iran đã đứng về phía Nga và ủng hộ lập trường của Moscow. Năm 2018, Tehran cũng ủng hộ việc thông qua thỏa thuận khung về tình trạng pháp lý của Biển Caspi do Moscow hậu thuẫn dù trong số 5 bên ký kết, lợi ích của Iran ít được tính đến nhất.
Thứ tư, Điện Kremlin từng đánh đổi mối quan hệ với Iran để đổi lấy quan hệ tốt đẹp hơn với phương Tây trong 2 lần trước đó và trong cả 2 lần, Nga đều không đạt được điều mình mong muốn. Do đó, Moscow sẽ không muốn lặp lại sai lầm này lần thứ 3. Tháng 6/1995, Phó Tổng thống Mỹ Al Gore đã ký kết một thỏa thuận mật với Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin kêu gọi chấm dứt việc Nga bán vũ khí cho Iran tới cuối năm 1999. Đổi lại Điện Kremlin sẽ có nhiều cơ hội hợp tác hơn với Mỹ. Điều này đã không bao giờ xảy ra và trên hết, thỏa thuận Gore-Chernomyrdin đã khiến Nga tổn thất 4 tỷ USD trong hoạt động thương mại và đầu tư với Iran.
Năm 2009, chính quyền Tổng thống Dmitry Medvedev và Tổng thống Barack Obama đã nhất trí "điều chỉnh" lại quan hệ Nga - Mỹ với việc yêu cầu Nga hạn chế quan hệ với Iran. Kết quả là năm 2010, Nga quyết định không bán hệ thống tên lửa S-300 cho Iran bất chấp lời hứa trước đó với nhà lãnh đạo của nước này. Cả 2 lần quan hệ Nga-Iran đều bị tổn hại nghiêm trọng, khiến cho Tehran thêm nghi ngờ và mất lòng tin vào Moscow.
Thứ năm, ở thời điểm hiện tại, không rõ liệu Mỹ có thể thực sự cho Nga điều gì. Cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller khẳng định "không có sự thông đồng" giữa Nga và chiến dịch tranh cử Tổng thống Trump không có nghĩa là hình ảnh của Nga đã được "bình thường hóa" trong chính trường Mỹ. Hơn nữa, cải thiện quan hệ với Nga tức là Mỹ sẽ phải tái cân nhắc các chính sách trong một loạt vấn đề quan trọng từ việc Nga sáp nhập Crimea cho tới cuộc xung đột ở miền đông Ukraine và những cáo buộc cho rằng Moscow can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia châu Âu khác.
Với những lý do đó, bất chấp những khác biệt với Iran, Nga sẽ không ủng hộ Mỹ chống lại Iran. Đầu tháng 6/2019, cả Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều đưa ra tuyên bố rằng hai bên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hợp tác kinh tế và thương mại với Iran cũng như phản đối mạnh mẽ các lệnh trừng phạt đơn phương của bất kỳ quốc gia nào nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này. Mới đây nhất, sau khi Mỹ cáo buộc Iran tấn công 2 tàu chở dầu trên Vịnh Oman, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã lên tiếng "cảnh báo bất kỳ động thái vội vàng nào" nhằm đổ lỗi cho quốc gia khác. Nga cũng nhiều lần chỉ trích sự can thiệp của Mỹ vào Trung Đông cũng như vai trò của Washington trong việc mở rộng khối liên minh quân sự NATO, quyết định rút khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ trang và các lệnh trừng phạt nhắm vào doanh nghiệp Nga cùng các thực thể nhà nước của quốc gia này.
Nga và Iran không tương đồng về lợi ích và mục tiêu với nhau trong một số vấn đề nhưng điều ấy không có nghĩa là Nga sẽ “buông” mối quan hệ này để đổi lấy những điều không chắc chắn từ phía Mỹ./.
Tin liên quan
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump sau bầu cử
08:16 | 10/11/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nhật Bản-Trung Quốc
08:59 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Sự chênh lệch ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu
08:00 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trên đà đạt mức kỷ lục mới
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:06 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nợ thuế XNK, 4 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan