Nâng tầm giá trị pháp lý của giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước
Hai bên cùng có lợi
Trước đây, cơ sở pháp lý để ngành Tài chính triển khai các dịch vụ công trực tuyến, cải cách thủ tục tài chính, hành chính công, đồng thời thúc đẩy áp dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính được thực hiện theo Nghị định 27. Tuy nhiên, theo Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính, Nghị định 27 đã ban hành hơn 10 năm nên nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật hiện hành. Xu hướng điện tử hóa các giao dịch ngoài xã hội và Chính phủ điện tử yêu cầu phải đẩy mạnh pháp lý hóa giao dịch điện tử và sử dụng văn bản pháp lý để tạo áp lực áp dụng, triển khai đối với chính các cơ quan nhà nước. Các luật chuyên ngành sửa đổi, Luật Đầu tư năm 2014, các luật mới ban hành có liên quan đến giao dịch điện tử như: Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng cũng yêu cầu phải điều chỉnh các văn bản quy định cũ về giao dịch điện tử để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Các quy định của Nghị định 27 thiên về mô phỏng thực hiện theo phương thức giấy tờ truyền thống trên môi trường điện tử, chưa mạnh dạn khai thác lợi thế của phương thức điện tử (xử lý tự động, giảm thao tác thủ công và can thiệp của con người), do đó hạn chế tính hiệu quả của việc triển khai giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Điều này dẫn đến một số bất cập như: Luật Giao dịch điện tử quy định về chữ ký điện tử, tuy nhiên hiện Việt Nam mới chỉ có văn bản quy định cụ thể về chữ ký số mà chưa có các văn bản quy định cụ thể về các loại chữ ký điện tử khác. Chữ ký số là phương thức đảm bảo tính pháp lý cao nhất hiện nay đối với giao dịch điện tử, tuy nhiên việc áp dụng chữ ký số khá phức tạp và chi phí cao. Việc thiếu các quy định cụ thể cho các loại chữ ký điện tử khác dẫn đến hạn chế ứng dụng giao dịch điện tử.
Quy định về chấp nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử còn theo hướng mô phỏng áp dụng phương thức giấy tờ truyền thống, làm phức tạp hóa việc ứng dụng giao dịch điện tử. Các quy định về chuyển đổi văn bản giấy sang điện tử và ngược lại, quy định về hủy hiệu lực của chứng từ điện tử chưa phù hợp thực tiễn. Chưa có quy định về sửa đổi, lưu trữ chứng từ điện tử. Quy định về tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử không khả thi, không áp dụng được vào thực tế.
Trong khi trên 97% DN đã tham gia sử dụng giao dịch điện tử trong lĩnh vực Thuế, Hải quan thì các cơ quan quản lý liên quan khác ngoài cơ quan Tài chính vẫn yêu cầu DN cung cấp các hồ sơ thực hiện thủ tục Thuế, Hải quan dạng giấy, dẫn đến DN thường xuyên phải chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy, gây phiền hà cho DN, giảm tác dụng của việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thuế, Hải quan.
Giao dịch điện tử được thực hiện trên các hệ thống thông tin, tuy nhiên quy định về hệ thống thông tin còn ít nội dung và thiếu cụ thể, đặc biệt về khía cạnh bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử.
Năm 2016, để giải quyết yêu cầu cấp bách của việc triển khai Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27, giải quyết vướng mắc về áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan tài chính, đồng thời bãi bỏ các quy định về tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng để phù hợp với danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2014.
Tuy nhiên, Nghị định 156 mới chỉ giải quyết một phần các vấn đề cần xử lý như hủy bỏ quy định dịch vụ giá trị gia tăng trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là kinh doanh có điều kiện, để phù hợp với Luật Đầu tư năm 2014, tuy nhiên chưa có quy định thay thế đối với loại hình dịch vụ này trong khi thực tế rất cần có loại hình dịch vụ tương tự để phục vụ nhu cầu của người dân, DN, cũng như hỗ trợ, đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan tài chính.
Các cơ quan nhà nước và khối DN đều còn đang rất lúng túng trong việc triển khai giao dịch điện tử do thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể, dẫn đến thiếu tự tin, không mạnh dạn khai thác lợi thế của việc xử lý tự động trên hệ thống thông tin, cải cách nửa vời, chưa tận dụng được công cụ công nghệ thông tin để tạo cơ hội phát triển cho kinh tế và các hoạt động xã hội. Trong khi đó, điều kiện về kết nối mạng internet và trang bị máy tính, điện thoại di động của Việt Nam được đánh giá ở thứ hạng cao trong khu vực.
Hành lang pháp lý thuận lợi
Trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi cho DN hoạt động và điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam đã sẵn sàng, Nghị định 165 của Chính phủ được các DN và cơ quan nhà nước kỳ vọng sẽ sớm tháo gỡ các vướng mắc nêu trên để góp phần thực hiện các mục tiêu đề ra của Chính phủ.
Thực tế, Nghị định 165 thay thế Nghị định 27 đã giải quyết các vấn đề bất cập trên, trong đó quy định cụ thể và phù hợp với thực tiễn các nội dung liên quan đến chứng từ điện tử nhằm khẳng định giá trị pháp lý và đảm bảo khả năng ứng dụng của chứng từ điện tử. Quy định các tình huống chấp nhận chứng từ điện tử là bản gốc phù hợp thực tiễn hiện nay của giao dịch điện tử.
Việc sử dụng chữ ký số và các biện pháp kỹ thuật cụ thể tương đương chữ ký điện tử được đề cập trực tiếp, tạo căn cứ pháp lý vững chắc, thuận lợi cho việc mở rộng triển khai giao dịch điện tử. Đồng thời, Nghị định 165 vẫn có quy định mở để đáp ứng các công nghệ mới trong tương lai. Bên cạnh đó, Nghị định 165 cũng giải quyết vấn đề sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức (bao gồm cả ký số tự động) thay cho chỉ đề cập chữ ký số, chữ ký điện tử của cá nhân. Quy định này nhằm giải phóng phương thức áp dụng giao dịch điện tử, không bắt buộc phải mô phỏng hình thức chữ ký, con dấu như trong giao dịch giấy tờ truyền thống, khai thác tối đa tính hiệu quả của giao dịch điện tử.
Nghị định 165 quy định đầy đủ, cụ thể và phù hợp với thực tế về các vấn đề liên quan đến chứng từ điện tử: Chuyển chứng từ giấy sang chứng từ điện tử và ngược lại; sửa đổi chứng từ điện tử; lưu trữ chứng từ điện tử; hủy hiệu lực và tiêu hủy chứng từ điện tử; niêm phong chứng từ điện tử. Các quy định không có tính thực tế như tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử bị xóa bỏ.
Nghị định 165 cũng quy định rõ các cách thức xác minh thông tin về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính bằng phương thức điện tử; đồng thời quy định cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra và cơ quan giải quyết thủ tục hành chính chỉ được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất trình chứng từ giấy được chuyển đổi từ chứng từ điện tử trong trường hợp không thực hiện được việc xác minh thông tin theo phương thức điện tử. Quy định này nhằm giải quyết bất cập hiện nay về sự thiếu đồng bộ trong việc triển khai, áp dụng giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước, gây phiền hà cho người dân, DN.
Tin liên quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics