Nâng hiệu quả trao đổi thông tin C/O điện tử, tạo thuận lợi về môi trường kinh doanh
![]() |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La, Cục Hải quan Quảng Bình. Ảnh: Thái Bình |
Điện tử hóa trao đổi chứng nhận xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc
Tháng 6/2023, lãnh đạo Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung về kết nối kỹ thuật của EODES trên cơ sở “Bản ghi nhớ về Hệ thống Trao đổi Dữ liệu Xuất xứ Điện tử nhằm tạo thuận lợi trong thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Chính phủ của các nước thành viên ASEAN và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc (AKFTA) đã ký vào tháng 10 năm 2022. Đây là văn kiện có ý nghĩa quan trọng để hỗ trợ truyền và nhận dữ liệu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) qua hệ thống EODES giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Văn kiện này thể hiện quyết tâm của hai nước trong việc đẩy nhanh quy trình, thủ tục cấp C/O tại nước xuất khẩu cũng như thông quan hàng hóa dựa trên dữ liệu C/O điện tử để được hưởng ưu đãi thuế quan VKFTA và AKFTA tại nước nhập khẩu, giảm áp lực đáng kể về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Đồng thời, thể hiện sự tín nhiệm, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai nước, là tiền đề để Việt Nam và Hàn Quốc dần chuyển sang cấp C/O điện tử toàn phần trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do mà hai nước cùng là thành viên, thúc đẩy phát triển hơn nữa hoạt động thương mại, đầu tư và sản xuất giữa doanh nghiệp hai nước.
Hệ thống EODES sẽ được kết nối kỹ thuật kể từ ngày 17/2023 để truyền và nhận dữ liệu C/O mẫu AK và mẫu VK/KV điện tử. Hai bên thống nhất về việc sử dụng dữ liệu C/O điện tử truyền qua EODES để thông quan hàng hóa và cho hưởng ưu đãi thuế quan. Song song với đó, bản giấy các mẫu C/O này vẫn được gửi cho nhà nhập khẩu tại nước nhập khẩu để phục vụ cho mục đích lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp C/O và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa sau này.
Sau khoảng 9 tháng triển khai, việc truyền và nhận dữ liệu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được đánh giá mang lại nhiều hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bà Nguyễn Phạm Như Hà, Phó trưởng Phòng Xuất xứ và sở hữu trí tuệ (Cục Giám sát quản lý về hải quan-Tổng cục Hải quan) cho biết, việc ký kết và triển khai thực hiện trao đổi dữ liệu C/O giữa hai cơ quan Hải quan Việt Nam và Hàn Quốc mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước.
“Với việc trao đổi dữ liệu này, chúng tôi đã rút ngắn được thời gian cấp C/O theo hình thức điện tử, đồng thời rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa và giảm chi phí tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu. Qua đó thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa hai nước, cũng như thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, bà Nguyễn Phạm Như Hà thông tin.
Qua 9 tháng, lượng trao đổi C/O giữa hai bên rất lớn. Điều này là tiền đề để hai bên tiến hành phương thức cấp C/O điện tử không chỉ giữa Việt Nam và Hàn Quốc mà còn mở rộng ra các Hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam và Hàn Quốc là thành viên.
Theo bà Nguyễn Phạm Như Hà, đối với hệ thống này, doanh nghiệp và Hải quan tỉnh, thành phố phản hồi rất tích cực, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. “Thời gian tới, dự định sẽ nâng cấp hệ thống trao đổi EODES, không chỉ đơn thuần là trao đổi thông tin và dữ liệu về C/O mà còn có thể giúp cơ quan Hải quan trong việc xác minh C/O”, bà Hà thông tin.
Trao đổi C/O điện tử hoàn toàn với 9 nước ASEAN
Không chỉ truyền và nhận dữ liệu Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) giữa Việt Nam và Hàn Quốc, một trong những kết quả nổi bật về hợp tác, hội nhập hải quan trong ASEAN là việc trao đổi chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O Form D) điện tử qua Cơ chế một cửa ASEAN.
Theo Tổng cục Hải quan, hiện nay, Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi Chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O Form D) điện tử hoàn toàn với 9 nước ASEAN từ tháng 1/2024. Đến thời điểm hiện tại, việc kết nối trao đổi C/O Form D được thực hiện hoàn toàn trên Cơ chế một cửa quốc gia của Việt Nam. Các vướng mắc đều được giải quyết theo cơ chế đã thống nhất trong các Nhóm làm việc của ASEAN.
Ngoài ra, liên quan đến việc nghiên cứu, triển khai trao đổi chứng từ điện tử với các đối tác, Việt Nam đã hoàn thành việc kiểm thử kỹ thuật kết nối và trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á - Âu; trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc; trao đổi chứng nhận điện tử với New Zealand. Hải quan Việt Nam đã hoàn thành và thông báo cho Ban thư ký ASEAN về chức năng tra cứu C/O e-Form D của Việt Nam để doanh nghiệp và các bên liên quan có thể tra cứu từ tháng 8/2021 qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn).
Bên cạnh việc trao đổi dữ liệu Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Tổng cục Hải quan cũng tích cực trao đổi Tờ khai hải quan ASEAN (ACDD) thông qua Cơ chế một cửa ASEAN. Đến tháng 5/2024, Việt Nam đã gửi và nhận dữ liệu thành công với 7 nước tham gia hệ thống, chỉ còn Brunei khi trao đổi bị lỗi chiều thông tin từ Việt Nam gửi đi. Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Brunei để khắc phục lỗi kỹ thuật và hoàn thành trong tháng 5/2024. Như vậy, trừ Lào chưa kết nối hệ thống do hạn chế về điều kiện hạ tầng kỹ thuật và công nghệ, Việt Nam đã kết nối với cả 8 nước ASEAN.
Tin liên quan

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Sức vươn ở Hải quan Nam Giang
08:41 | 27/01/2025 Hải quan

Hải quan khu vực XII: Ổn định bộ máy hỗ trợ xuất nhập khẩu tăng trưởng
11:09 | 20/05/2025 Hải quan

Kim ngạch hàng hóa XNK qua Móng Cái tăng 34% so cùng kỳ năm 2024
15:07 | 19/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó
11:09 | 19/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III thực hiện thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro năm 2025
10:15 | 18/05/2025 Hải quan

Gần 9 triệu USD từ xuất khẩu nông sản tươi qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái trong nửa đầu tháng 5/2025
09:32 | 18/05/2025 Hải quan

Hải quan Khu vực II: Chú trọng kiểm tra cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu
21:26 | 17/05/2025 Hải quan

Chung kết Festival Hải quan 2025: Chuẩn bị hành trang, kỹ năng kiến thức thực tiễn cho sinh viên
15:55 | 17/05/2025 Hải quan

Chi bộ Hải quan KCX và KCN Hải Phòng lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao
12:58 | 17/05/2025 Hải quan

Làm việc với CBP: Việt Nam kiên quyết không để lợi dụng xuất xứ lẩn tránh thương mại
08:20 | 17/05/2025 Hải quan

Cục Hải quan lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
15:17 | 16/05/2025 Hải quan

2 Chi cục hải quan trao đổi kinh nghiệm triển khai mô hình phòng họp phi giấy tờ
15:02 | 16/05/2025 Hải quan

Thanh Hóa: Hải quan đứng thứ 2 về chỉ số DCCI
13:45 | 16/05/2025 Hải quan

40 công chức Hải quan khu vực III tham gia lớp đào tạo an toàn bức xạ
14:56 | 15/05/2025 Hải quan
Tin mới

Cận cảnh lô hàng gần 2.000 giày, dép có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam

Kiểm tra ngay khi người dân phản ánh hành vi buôn bán hàng giả

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

Hải quan khu vực XII: Ổn định bộ máy hỗ trợ xuất nhập khẩu tăng trưởng

Chặn đứng lô hàng gần 2.000 giày, dép có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics