Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
Tính đến 30/9/2024, tín dụng tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: ST |
Phát biểu tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, các động lực tăng trưởng kinh tế trong nước từ phía cung, phía cầu đều có sự cải thiện và có sự phục hồi.
Lạm phát được kiểm soát khá ổn định, khả năng đạt được mục tiêu của năm 2024. Đồng thời, đảm bảo bình quân lãi suất cho vay tiếp tục giảm khoảng 0,5%, đồng VNĐ mất giá khoảng 1,66% - đây là mức mất giá phù hợp và cũng tạo điều kiện ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Vì thế, thời gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh tín dụng, đến 30/9, tín dụng tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái tăng 16%.
Bà Nguyễn Thị Hồng cũng cho hay, thông thường, tín dụng sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm, vì vậy mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 15% là hoàn toàn khả thi.
Trong Công điện 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã giao NHNN chỉ đạo các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế (động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới). |
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý 4/2024 của NHNN, dư nợ tín dụng toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 4,8% trong quý 4/2024 và 13,2% trong năm 2024 - điều chỉnh giảm 0,9 điểm % so với mức dự báo 14,1% tại kỳ điều tra trước.
Và để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng ngành ngân hàng cần tiếp tục giảm thêm lãi suất, cũng như tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận vốn.
Về lãi suất, theo điều tra của NHNN, trong quý 4/2024, các TCTD có xu hướng điều chỉnh tăng rất nhẹ mặt bằng lãi suất huy động và duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp.
Tính chung cả năm 2024, các TCTD dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm %) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm %) so với cuối năm 2023.
Về vấn đề tiếp cận vốn, Thống đốc NHNN đã thông tin, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, gói hỗ trợ về thuỷ sản và chế biến gỗ đã nâng từ 30.000 tỷ lên 60.000 tỷ đồng, các TCTD đã đăng ký các gói tín dụng mới để cho vay mới và giảm lãi suất.
Hiện nay, có 30/45 các tổ chức tín dụng đăng ký, tổng giá trị các gói là 405.000 tỷ đồng, lãi suất sẽ giảm từ 0,5-2%...
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, do 98% doanh nghiệp ở nước ta có quy mô nhỏ và vừa, vì vậy cần có đánh giá để tăng cường bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó tạo khơi thông dòng vốn tín dụng.
Theo kết quả điều tra, tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong quý 3/2024 có cải thiện nhưng chưa đạt được như kỳ vọng ở kỳ điều tra trước. Lần lượt 71,9% và 76,3% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý 4/2024 và cả năm 2024. Tính cả năm 2024, 79,6% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023 - điều chỉnh giảm so với tỷ lệ kỳ vọng 86,2% TCTD có cùng kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. Bên cạnh đó, vẫn có 15,9% TCTD lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2024 - cao hơn tỷ lệ 11% TCTD kỳ vọng tại kỳ điều tra trước và 4,4% ước tính lợi nhuận không thay đổi. |
Tin liên quan
Tín dụng cuối năm tiếp tục tăng, nới room để tránh "nơi thừa - nơi thiếu"
20:56 | 03/12/2024 Kinh tế
MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số
10:10 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Rút tiền trên ATM qua hệ thống NAPAS tiếp tục giảm mạnh tới 19,5%
07:14 | 01/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt Nam thích ứng trước yêu cầu của EU về lao động
13:15 | 04/12/2024 Kinh tế
Thương mại điện tử Việt Nam- Trung Quốc: Nhìn từ biên giới Lạng Sơn
13:14 | 04/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
“Có đi, có lại” khi tham gia chuỗi giá trị trong thị trường CPTPP
08:00 | 04/12/2024 Kinh tế
Chính sách tài khóa mở rộng ngăn chặn đà suy giảm, thúc đẩy tổng cầu
13:30 | 03/12/2024 Kinh tế
Hỗ trợ tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
13:20 | 03/12/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kết nối và phát triển thương mại, du lịch Việt – Trung
08:44 | 03/12/2024 Kinh tế
Lào Cai chú trọng đầu tư hạ tầng cửa khẩu thúc đẩy giao thương
07:53 | 03/12/2024 Kinh tế
Ba mục tiêu, bảy nhiệm vụ để ngành logistics bứt tốc
18:44 | 02/12/2024 Kinh tế
Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
21:33 | 01/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản gia tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng
16:14 | 01/12/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu bột cá của Việt Nam
09:51 | 01/12/2024 Kinh tế
Một số mặt hàng chủ lực bứt phá tại thị trường châu Á-châu Phi
07:16 | 01/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Việt Nam thích ứng trước yêu cầu của EU về lao động
Thương mại điện tử Việt Nam- Trung Quốc: Nhìn từ biên giới Lạng Sơn
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
Móng Cái: Lập chốt kiểm tra, phát hiện hàng tấn thực phẩm nhập lậu
Cảnh sát biển tạm giữ tàu cá chở 50.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia