Mỗi lá phiếu của cử tri thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
Bài học lịch sử về sức mạnh đại đoàn kết | |
Bầu cử QH và HĐND: Đảm bảo số lượng, chất lượng nữ đại biểu dân cử | |
Sự tín nhiệm của cử tri là thước đo quan trọng về tiêu chuẩn đại biểu |
Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. |
Thưa ông, ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Bác Hồ đã kêu gọi cử tri cả nước đi bầu cử để thể hiện quyền làm chủ dân tộc. Lời kêu gọi đó được thể hiện như thế nào?
Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một ngày sau, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, ngày 3/9/1945, Chính phủ đã thảo luận và nhất trí tán thành 6 vấn đề cấp bách nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra, trong đó có vấn đề: "Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, soạn thảo Hiến pháp dân chủ". Đây là ý nguyện mà Người đã trăn trở từ lâu là "Làm thế nào để quyền lực Nhà nước đích thực thuộc về Nhân dân".
Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào ngày 23/5/2021, cả nước đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, tại mỗi điểm bỏ phiếu cử tri tuân thủ nguyên tắc 5k của Bộ Y tế và lập hòm phiếu phụ ở các khu vực cách ly, trong bệnh viện…, nhất định Tổng tuyển cử lần này của chúng ta sẽ thành công. (Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) |
Đặc biệt, một ngày trước khi diễn ra cuộc Tổng tuyển cử, Người đã có "Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu", đăng trên báo Cứu Quốc số 134, ngày 5/1/1946. Lời kêu gọi nhân dân đi bầu cử của Bác Hồ rất giản dị và nêu những vấn đề cụ thể: "Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946. Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình...".
Có thể thấy lời kêu gọi của Bác Hồ đã có đầy đủ ý nghĩa và quyền lợi của người dân khi đi bầu cử. Quyền thứ nhất, người dân đươc tự do định đoạt vận mệnh đất nước mình, trước hết là vận mệnh của bản thân mình. Quyền thứ hai, người dân đi bầu cử để khẳng định đất nước ta đã độc lập tự do, dù đang trong bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Bởi khi đó, những ngày chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội lần đầu tiên, đất nước ta đang phải đối mặt với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Trước tình thế hết sức khó khăn, Bác đã ví những lá phiếu bầu của cử tri cũng giống như thứ vũ khí sắc nhọn nhất để đánh kẻ thù. Bác viết: "Về mặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn để chống kẻ thù. Về mặt trận chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn".
Thực hiện lời kêu gọi của Người, ngày 6/1/1946, lần đầu tiên mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ được hưởng quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội. Ngay trong vùng có chiến tranh, đồng bào vẫn tìm cách tham gia bầu cử. Kết quả, toàn dân đã bầu được 333 đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với hơn 98% tổng số phiếu bầu.
Thưa ông, thời điểm đó mỗi lá phiếu của cử tri có ý nghĩa như thế nào đối với vận mệnh dân tộc và đất nước?
Từ lời kêu gọi toàn dân đi bầu cử của Bác Hồ, có thể thấy mỗi lá phiếu của cử tri là thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời, cuộc Tổng tuyển cử lúc bấy giờ để thế giới biết rằng, Chính phủ và Quốc hội của đất nước ta do nhân dân bầu ra. Bầu cử là thể hiện quyết tâm của toàn dân tộc bảo vệ nền dân chủ mà nhân dân đã giành được và thể hiện quyết tâm sắt đá của nhân dân Việt Nam bảo vệ bằng được độc lập, tự do và nhất định kháng chiến sẽ thành công. Bác Hồ cũng khẳng định, mỗi lá phiếu của cử tri đi bầu cử là để củng cố nền độc lập non trẻ vừa giành được và để khẳng định, cả dân tộc Việt Nam đoàn kết để quyết tâm giải quyết giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Người dân Hà Nội đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội Khóa I vào ngày 6/1/1946 (Ảnh tư liệu). |
Năm 1946, đại bộ phận người dân mù chữ, ở hoàn cảnh đó đất nước ta đã làm gì để mỗi cử tri lựa được những người vừa có đức vừa có tài cho dân và cho đất nước, thưa ông?
Khi đất nước ta giành độc lập có đến 90% người dân mù chữ, tuy nhiên Bác Hồ nói rằng: “Dân mù chữ nhưng thông minh nên sẽ lựa chọn được người có tài có đức cho nhân dân và cho đất nước”. Thời điểm đó, chúng ta đã vận động người dân đi bầu cử thông qua những trí thức, lý tổng, chánh tổng yêu nước.
Khi đó, 90% người dân mù chữ, tuy nhiên Bác Hồ nói rằng, dân mù chữ nhưng trí tuệ nên sẽ lựa chọn được người có tài và có đức. Thời điểm đó, đất nước ta vận động người dân đi bầu cử thông qua những trí thức, lý tổng, chánh tổng yêu nước. Từ đó, mỗi người dân khi đi bầu cử cũng sẽ có sự lựa chọn sáng suốt.
Hơn nữa, những quy định trong Thể lệ Tổng tuyển cử cũng tạo mọi thuận lợi cho ngượi dân khi tham gia bầu cử. Cụ thể: Điều 31 Sắc lệnh số 51 về Thể lệ Tổng tuyển cử quy định: "Mỗi cử tri phải thân hành đi bầu, không được ủy quyền, cũng không được bầu bằng cách gửi thư", “Nếu cử tri không biết chữ quốc ngữ nhưng biết viết chữ Hán, tạm thời được phép viết chữ Hán trong phiếu bầu. Còn những cử tri không biết viết chữ quốc ngữ cùng chữ Hán thì ngày bầu cử, trước khi bắt đầu bỏ phiếu, sẽ lập một tiểu ban 3 người (một người của ban phụ trách cuộc bầu cử cử ra, hai người do dân làng, tỉnh lỵ (hay khu phố) cử ra viết giúp cho người đi bầu, một người viết, hai người kiểm điểm. Khi lập xong, tiểu ban đó phải tuyên thệ trước mặt các người đi bầu rằng: sẽ viết đúng theo lời người đi bầu và giữ bí mật. Hộp phiếu phải có khoá, chìa khóa do ban phụ trách cuộc bầu cử giữ. Trước lúc bắt đầu bỏ phiếu, ban phụ trách cuộc bầu cử phải cho công chúng xem là trong hộp phiếu không có gì và phải khoá lại trước mặt công chúng” (Điều 26-39).
Có thể khẳng định rằng, những quy định trong các Sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta đã thể hiện rõ ràng, cụ thể và triệt để những nội dung, yêu cầu của các nguyên tắc bầu cử dân chủ và tiến bộ. Đó là nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
09:54 | 02/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
15:45 | 27/12/2024 Kinh tế
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nét mới tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025
12:22 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics