Mặt trái của việc thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học ở EU
Thúc đẩy xây dựng kế hoạch thực thi để tận dụng tốt UKVFTA | |
EU sẽ thúc đẩy sáng kiến “hộ chiếu vaccine” ngay trong tháng này | |
Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác sản xuất nhiên liệu sinh học |
Báo cáo đã phân tích dữ liệu sản xuất và tiêu thụ diesel sinh học từ 3 cơ quan thống kê và phân tích thị trường - Oil World, Stratas Advisors và Eurostat. T&E phát hiện rằng nhu cầu diesel sinh học của EU đòi hỏi phải trồng cây cọ trên 1,1 triệu ha đất ở Đông Nam Á và trồng đậu nành trên 2,9 triệu ha đất ở Nam Mỹ. Theo ước tính của nhóm này, khoảng 4 triệu ha rừng chủ yếu ở Đông Nam Á và Nam Mỹ đã bị chặt phá kể từ năm 2011 - bao gồm khoảng 10% môi trường sống còn lại của đười ươi.
Trước sự chỉ trích về nạn phá rừng liên quan đến việc sử dụng dầu cọ để sản xuất dầu diesel sinh học, EU năm 2018 đã nhất trí loại bỏ dần việc sử dụng dầu cọ để sản xuất nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vào năm 2030. Tuy nhiên, kết quả là việc tăng cường sử dụng dầu đậu nành để sản xuất diesel sinh học của châu Âu lại làm gia tăng nguy cơ chuyển nạn chặt phá rừng từ Đông Nam Á sang Nam Mỹ. Dữ liệu của báo cáo cho thấy dầu đậu nành được sử dụng trong sản xuất dầu diesel sinh học tăng 17% vào năm 2020, trong khi khối lượng dầu cọ chỉ tăng 4,4%. Báo cáo cho biết kể từ năm 2018, dầu đậu nành được sử dụng cho hệ thống năng lượng của châu Âu đã tăng từ 34% tổng lượng dầu đậu nành được tiêu thụ ở châu Âu lên 44%, chủ yếu do phục vụ sản xuất dầu diesel sinh học. Các nhà nghiên cứu lưu ý xu hướng này rất đáng lo ngại vì đậu nành có thể dễ dàng trở thành một kiểu dầu cọ mới.
Cũng theo báo cáo, mặc dù việc canh tác đậu nành gây ra lượng khí thải thấp hơn một chút so với dầu cọ, nhưng lượng khí thải này vẫn cao gấp đôi so với lượng khí thải từ dầu diesel khi tính đến tình trạng mất rừng trực tiếp lẫn gián tiếp. Các nhà khoa học cho biết việc mở rộng trồng đậu nành là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nạn phá rừng ở khu vực rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil và các hệ sinh thái quan trọng khác, vốn đang thúc đẩy hiện tượng ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu khi các cây trồng hấp thụ khí carbon biến mất. Nếu duy trì các chính sách nhiên liệu sinh học hiện nay, EU sẽ thải ra thêm 173 triệu tấn CO2 từ cọ và đậu nành vào năm 2030 - tương đương có thêm 95 triệu ô tô lưu thông trong 1 năm.
Giám đốc năng lượng của T&E Laura Buffet nhận định điều này cho thấy một nghịch lý rằng những nỗ lực thay thế các nhiên liệu gây ô nhiễm như diesel bằng nhiên liệu sinh học lại đang làm gia tăng lượng khí thải CO2 - thủ phạm chính gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu. Trong năm ngoái, việc sử dụng dầu diesel và xăng ở châu Âu lần lượt giảm 8,3% và 11,6% do đại dịch Covid-19 khiến các nước áp đặt việc hạn chế đi lại, trong khi các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa. Tuy nhiên, việc sử dụng diesel sinh học lại tăng 1,3% trong năm 2020, phù hợp với yêu cầu của EU về việc đảm bảo 10 loại nhiên liệu cho các phương tiện vận tải phải được sản xuất từ năng lượng tái tạo vào năm 2020. EU đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có thể đảm bảo nhiên liệu tái tạo đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu nhiên liệu cho các phương tiện vận tải. Theo Ủy ban châu Âu, 5,1% trong số đó có thể đến từ nhiên liệu sinh học.
Tin liên quan
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh
10:44 | 25/07/2024 Xuất nhập khẩu
Liên minh châu Âu gia hạn tất cả các biện pháp trừng phạt Nga
07:59 | 23/07/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics