Lúng túng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 6 là thực tế khó tránh
Chương trình GDPT mới: Các môn tích hợp sẽ được dạy như thế nào? | |
Thực hiện Chương trình GDPT mới: Thiếu thốn đủ thứ | |
Chương trình GDPT mới: Một số nội dung vẫn còn nặng so với học sinh |
Năm học 2021-2022 là năm đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối lớp 6. Ảnh ST. |
Khó về đội ngũ giáo viên
Chuẩn bị triển khai Chương trình lớp 6, các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên.
Tính đến cuối năm học 2020-2021, đã có hơn 579.000 lượt giáo viên trung học được bồi dưỡng các modul 1, 2, 3 về Hướng dẫn thực hiện chương trình mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Các địa phương cũng đã tổ chức lựa chọn sách giáo khoa mới theo quy định.
Tại mỗi tỉnh/thành phố, mỗi môn học/hoạt động giáo dục được chọn từ 1 đến 5 bộ sách trong đó tỉ lệ chọn 1 bộ/môn học khoảng 50%; 2 bộ/môn học khoảng 30%. Dù vậy, nhiều địa phương đang thiếu giáo viên dạy các môn tích hợp.
Theo ông Trịnh Ngọc Hải, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Than Uyên (Lai Châu), nhà trường trên địa bàn huyện gặp phải 2 khó khăn khi triển khai chương trình lớp 6. Thứ nhất là giáo viên chưa được đào tạo để dạy tất cả các môn thành phần. Thứ hai là một số môn chuyên, như: Tin học, Công nghệ, Mĩ thuật, Âm nhạc ngành Giáo dục huyện Than Uyên chưa đủ giáo viên theo yêu cầu, vẫn phải bố trí giáo viên dạy chéo ban.
Do không được đào tạo chuyên sâu, việc các giáo viên nắm vững kiến thức môn học liên môn một cách toàn diện rất khó khăn và cần phải có thời gian. Hơn nữa, năm đầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới lớp 6 giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt chương trình, hiểu ý tưởng của sách. Vì vậy, khó tránh khỏi việc giáo viên lúng túng trong quá trình thực hiện, nhất là thời điểm đầu năm học.
Ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian bồi dưỡng trực tiếp giáo viên dạy chương trình mới còn hạn chế, chủ yếu bồi dưỡng trực tuyến; đội ngũ giáo viên cốt cán có biến động; giáo viên được đào tạo đơn môn nhưng tới đây dạy liên môn.
Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận, chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều giữa các vùng, miền, còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số vùng khó khăn, vùng sâu, vùng sa, vùng có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt ở các môn học đặc thù như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Công nghệ, Trải nghiệm - Hướng nghiệp... Tỉ lệ giáo viên, học sinh tại một số địa phương chưa bảo đảm. Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá; công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.
Gỡ khó khăn thế nào?
Để giải quyết khó khăn trước mắt, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ thực trạng và nhu cầu của đội ngũ giáo viên, đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, ngoài việc tổ chức cho 100% giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tự bồi dưỡng dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của đội ngũ cốt cán, Sở đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức bồi dưỡng trực tiếp cho từng nhóm đối tượng theo lộ trình thực hiện của Chương trình Giáo dục phổ thông.
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, lớp 6 sẽ có một số môn học lần đầu xuất hiện. Đó là hai môn tích hợp Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên với các chủ đề tích hợp từ các phân môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Theo bà Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, sự thay đổi này sẽ khiến thầy, trò cũng như các bậc phụ huynh không tránh khỏi bỡ ngỡ. Do đó, đối với giáo viên lớp 6, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã chỉ đạo các đơn vị, nhà trường tổ chức cho toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên nghiên cứu, thảo luận kỹ nội dung chương trình mới.
Hiện các trường THCS trên địa bàn huyện Than Uyên, Lai Châu đã chuẩn bị cơ bản đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, năm học 2021-2022. Ông Trịnh Ngọc Hải thông tin, 100% học sinh được trang bị sách giáo khoa mới và đồ dùng học tập. Đội ngũ giáo viên đã được đào tạo, tập huấn để sẵn sàng giảng dạy theo chương trình mới. Với các môn liên môn, Phòng GD&ĐT huyện Than Uyên chỉ đạo các trường căn cứ tình hình đội ngũ của đơn vị, có thể bố trí giáo viên dạy riêng từng môn thành phần theo ban đào tạo hoặc bố trí một giáo viên dạy một môn. Tinh thần chung là khuyến khích một giáo viên dạy một môn, vừa dạy vừa bồi dưỡng để thực hiện cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, các trường chủ động tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên. Ưu tiên lựa chọn các giáo viên có trình độ về 2 môn như: Hóa học - Sinh học, Lịch sử - Địa lý… để chủ động đào tạo, bồi dưỡng dạy các môn liên môn.
Năm học 2021-2022, trường THCS Nguyễn Huệ (Hải Châu - Đà Nẵng) đã xây dựng 2 kịch bản cho năm học mới, đó là học trực tiếp và trực tuyến. Thầy Võ Thanh Phước, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, đối với lớp 6, khó khăn là các em phải tiếp cận với chương trình- sách giáo khoa mới mà chưa được làm quen với thầy cô, các bạn cùng lớp nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học trực tuyến. Trong trường hợp này, nhà trường sẽ tổ chức đánh giá, khảo sát mức độ tiếp nhận kiến thức của học sinh trong thời gian học trực tuyến để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp, nhằm đảm bảo chất lượng dạy - học.
Tin liên quan
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh
13:39 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics