Luật Quản lý vốn nhà nước: Cần khắc phục tồn tại và làm rõ khái niệm
Quang cảnh hội thảo. |
Mục đích của Hội thảo nhằm trình bày kết quả rà soát, đánh giá tình hình triển khai Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69) thời gian qua và tham vấn ý kiến các chuyên gia, các cơ quan đại diện chủ sở hữu và một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn về định hướng sửa đổi, bổ sung Luật cho giai đoạn tới.
Kết quả của cuộc hội thảo sẽ góp phần giúp Bộ Tài chính hoàn thiện một bước các cơ sở lý luận, thực tiễn để đề xuất Chính phủ, Quốc hội các định hướng, nội dung sửa đổi bổ sung Luật trong năm 2021.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Quốc hội khóa 13 tạo hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các DNNN đã được xây dựng đồng bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập.
Các cơ chế, chính sách đã tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách đã đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước và tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có thay đổi.
Cụ thể như: Nghị quyết số 12 NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN; Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 và Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.
Đồng thời, quá trình triển khai thực hiện Luật số 69/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế bất cập như: việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định; thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.
Cùng với đó là quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp: phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư, phân phối lợi nhuận sau thuế; nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế của DNNN; bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; các phương thức chuyển giao, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Bất cập còn nằm ở việc quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn; quyền hạn, trách nhiệm, phương thức quản lý người đại diện và nhóm người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu và công tác giám sát; quản lý của DNNN đối với công ty con do DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ…
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trở thành cổ đông, thành viên, và tài sản có được là số cổ phần, phần góp vốn tương ứng.
Tuy nhiên, khái niệm về vốn nhà nước tại Luật 69 không còn phù hợp, có sự lẫn lộn, sai lệch về các loại vốn, tài sản, sở hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước và tài sản của DN. “Quy định hiện hành (Luật 69) làm lẫn lộn và không phân biệt được về mặt pháp lý tài sản của doanh nghiệp và tài sản nhà nước. Cần loại bỏ các khái niệm kiểu này, chúng là di sản của kinh tế kế hoạch hóa tập trung”, ông Cung nói.
Tại hội thảo, các đại biểu đều thống nhất việc triển khai Luật số 69 trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung.
Cụ thể: cần phân định, làm rõ khái niệm vốn nhà nước theo quy trình của dòng vốn. Theo đó, sau khi đầu tư vào doanh nghiệp, vốn nhà nước trở thành vốn của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và định đoạt và nhà nước trở thành chủ sở hữu của phần vốn góp, cổ phần tương ứng tại doanh nghiệp.
Cần làm rõ vai trò của các cơ quan đại diện chủ sở hữu: sau khi đầu tư, các cơ quan đại diện chủ sở hữu là chủ sở hữu phần vốn góp, cổ phần tại doanh nghiệp và có quyền, nghĩa vụ tương tự các nhà đầu tư, các cổ đông của doanh nghiệp.
Do vậy, các cơ quan đại diện chủ sở hữu không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp do ban điều hành thực hiện; tách chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước với quản lý điều hành doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần thay đổi theo hướng đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn nhà nước phải thực hiện theo các nguyên tắc thị trường, theo đó, phải đánh giá dựa trên giá trị gia tăng của vốn đầu tư và cổ tức, lợi nhuận được chia hàng năm – hiệu quả đầu tư vốn của cổ đông nhà nước.
Đẩy mạnh đổi mới, quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng tăng cường công khai, minh bạch và tăng trách nhiệm giải trình của người đứng đầu; áp dụng quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế; tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, thúc đẩy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể tại doanh nghiệp.
Hội thảo này là hoạt động trong khuôn khổ Đề án 11A thuộc Chương trình Hỗ trợ tư vấn và phân tích quản lý tài chính công tại Việt Nam (gọi tắt là chương trình AAA). Quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ của Chương trình AAA do Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) và Bộ Các vấn đề toàn cầu của Canada (GAC) đồng tài trợ và ủy thác qua Ngân hàng thế giới. |
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK