Lợi thế từ EVFTA, CPTPP… sẽ dần mất đi nếu doanh nghiệp không nhanh chóng tận dụng
2 năm thực thi EVFTA, doanh nghiệp đã hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan, gia tăng đơn hàng | |
Tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong EVFTA cao hơn 4 lần CPTPP | |
Mức độ nhận biết của doanh nghiệp về CPTPP, EVFTA còn thấp |
Các diễn giả trao đổi tại hội thảo. Ảnh: N.H |
Phát biểu tại hội thảo, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương cho biết, từ năm 2019 đến nay, với việc nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết và đi vào thực thi như Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA… nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều thay đổi tích cực trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 và các xung đột kinh tế - chính trị giữa một số quốc gia trên thế giới.
Điển hình như Hiệp định CPTPP, trong giai đoạn 2020 - 2021, xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP tiếp tục đà tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng 18,1% so với năm 2020. Trong khi đó, Hiệp định EVFTA cũng đã giúp kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU năm 2021 tăng 14,5% so với năm 2020.
Theo ông Lương Hoàng Thái, kết quả ấn tượng này cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc làm quen và tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, có khoảng 85,8% doanh nghiệp thuộc nhóm chịu tác động từ các FTA cho rằng hội nhập FTA đang mang lại tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, tăng đáng kể so với mức 46,8% hồi năm 2016.
Cùng với đó, mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp về các FTA cũng tăng lên khi có 26,1% doanh nghiệp có hiểu biết khá rõ về các FTA, trong khi năm 2016 chỉ đạt 12,6%. Đây là một tín hiệu tích cực thể hiện sự quan tâm cũng như tạo cơ sở để doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các FTA này.
Tuy vậy, mức độ hiểu biết này vẫn còn hạn chế và phân hóa giữa các loại hình doanh nghiệp. Theo đó, mức độ hiểu biết về FTA giảm dần từ các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn hạn chế về nguồn lực và năng lực.
TS Phạm Đình Thưởng, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư và tận dụng Hiệp định thương mại tự do KTPC đánh giá, có nhiều yếu tố cản trở doanh nghiệp hưởng lợi từ các FTA. Trong đó, 40,1% doanh nghiệp gặp khó do thiếu thông tin cụ thể về các cam kết và cách thức áp dụng; 46,4% doanh nghiệp gặp khó khăn do năng lực cạnh tranh còn hạn chế.
Tại hội thảo, các ý kiến đều đồng tình rằng những ưu đãi trong các FTA, đặc biệt là FTA thế hệ mới là lợi thế rất lớn cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường này. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng ưu đãi của nhiều mặt vẫn còn khá hạn chế, trong khi cơ hội không tồn tại lâu.
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại Đa biên cho biết, Malaysia vừa phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Như vậy, lợi thế về thuế của Việt Nam so với Malaysia tại các thị trường này sẽ không còn nữa. “Doanh nghiệp cần nhanh chóng tận dụng cơ hội càng sớm càng tốt vì nếu không nhanh thì cơ hội và các lợi thế về thuế sẽ giảm đi và thậm chí không còn nữa. Khi vào được thị trường trước, hàng hoá của Việt Nam sẽ có lợi thế hơn so với các nước đến sau” – ông Khanh nhấn mạnh.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, ông Ngô Chung Khanh cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin, đổi mới hình thức tuyên truyền, tập trung sâu hơn vào các khóa tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng các FTA. Đồng thời thúc đẩy các giải pháp, triển khai tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp tận dụng FTA.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK