“Loạn" giá khám chữa bệnh theo yêu cầu
Theo ý kiến một số cơ sở y tế, việc mở ra các dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu rất cần thiết đối với sự phát triển của bệnh viện, hướng tới tự chủ tài chính. |
Mỗi nơi một giá, một nơi nhiều giá
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Tim Hà Nội… đều có khu vực khám dịch vụ, với sự phân biệt người khám là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ hay bác sỹ thông thường. Theo đó, khám giáo sư ở những nơi này giá thường cao gấp từ 2- 3 lần so với khám bình thường.
Theo Bộ Y tế, giá khám bệnh thông thường theo BHYT hiện nay tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 của thành phố đã tăng từ 20.000 đồng lên 39.000 đồng, bệnh viện hạng 2 từ 15.000 đồng tăng lên 35.000 đồng, bệnh viện hạng 3 từ 10.000 đồng tăng lên 31.000 đồng, bệnh viện hạng 4 từ 7.000 lên 29.000 đồng. |
Chẳng hạn tại Bệnh viện Việt Đức, khi khám trong giờ hành chính, phí khám dịch vụ giáo sư là 350.000 đồng, phó giáo sư là 250.000 đồng, khám dịch vụ thông thường chi phí là 100.000 đồng. Với khám ngoài giờ hành chính, chi phí là 500.000 đồng với giáo sư, 300.000 đồng phó giáo sư và 150.000 đồng khám theo dịch vụ thông thường.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, phí khám bệnh giáo sư là 200.000 đồng, phó giáo sư là 150.000 đồng, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2 là 120.000 đồng, thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa 1 là 100.000 đồng; bác sỹ thông thường là 70.000 đồng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân yêu cầu đích danh bác sỹ khám thì sẽ phải cộng thêm 150.000 đồng, tùy từng đối tượng. Cụ thể, nếu bệnh nhân yêu cầu giáo sư A khám thì mức giá sẽ là 350.000 đồng/ lần.
Tại Bệnh viện Mắt trung ương, giá mỗi lần khám giáo sư là 300.000 đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 400.000 đồng; Bệnh viện Tim Hà Nội, phí khám giáo sư là 600.000 đồng... các bác sỹ thông thường mức khám dao động từ 100-150.000 đồng/lần khám tùy từng cơ sở.
Một số cơ sở khác thì không phân biệt khám theo chức danh, song lại phân chia mức giá tùy theo các khoa. Cụ thể, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, giá khám dịch vụ thông thường ở mức 300.000- 350.000 đồng, song cũng khám dịch vụ nhưng tại Khoa quốc tế lại có giá 500.000 đồng.
Với suy nghĩ “đắt xắt ra miếng” nhiều người sẵn sàng bỏ ra chi phí để khám, nhưng thực tế cho thấy tại một số bệnh viện công, người nhà bệnh nhân đã nhiều lần lên tiếng phàn nàn việc tiền công khám ngoài giờ quá cao, trong khi dịch vụ cung cấp lại không tương xứng.
Một bệnh nhân đã đi khám giáo sư tại Bệnh viện Tim Hà Nội đã chia sẻ bức xúc với phóng viên: Giáo sư chỉ khám trong vòng chưa đầy một phút, người nhà đi cùng chỉ hỏi về bệnh tình để hiểu rõ thì liền nhận được thái độ không vui vẻ của vị giáo sư.
“Tiền khám cao gấp nhiều lần mức bình thường, kết quả khám cũng như những lần trước đó, song điều mà bệnh nhân nhận được không phải là thái độ quan tâm nhẹ nhàng của người thầy thuốc mà thay vào đó là thái độ kênh kiệu coi thường bệnh nhân của vị giáo sư khiến cho người bệnh thất vọng”, bệnh nhân này bức xúc.
Công- tư lẫn lộn?
Nhìn vào giá khám chữa bệnh dịch vụ tại các cơ sở y tế và vụ việc lùm xùm trong việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư những năm gần đây với nghi ngờ gian lận hồ sơ xét duyệt của các ứng viên gửi tới Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nhiều người cho rằng có sự liên quan. Trong thực tế ngành Y, khi được công nhận giáo sư, phó giáo sư, giá khám chữa bệnh của họ tăng lên đáng kể. Điều này cũng xảy ra sự “lẫn lộn" trong phát triển công- tư tại các cơ sở y tế công lập.
Ông Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, chuyên gia phản biện chính sách y tế nhận định, xưa nay các cơ sở y tế tại Việt Nam vẫn đang hoạt động theo mô hình công- tư lẫn lộn. Các bệnh viện công lợi dụng các đầu tư công như phòng ốc, trang thiết bị y tế để khám dịch vụ, thu lợi cho bệnh viện. Trong khi, phòng đó, trang thiết bị đó là do Nhà nước đầu tư để khám bệnh cho người dân.
Do đó, chuyên gia cho hay, khi các bệnh viện được khuyến khích “tự chủ tài chính”, Bộ Y tế cũng cần có những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế việc bệnh viện dùng công làm tư, hoặc ép người bệnh sử dụng các dịch vụ y tế cao, đắt tiền, lạm dụng nhiều kỹ thuật cao, thuốc đắt...
“Cần có hành lang pháp lý để quy định chặt chẽ các điều kiện khám chữa bệnh, điều trị, bảo vệ người bệnh tránh để họ bị ‘móc túi’ quá nhiều. Ngoài ra, cũng cần khuyến khích thành lập các tổ chức chăm sóc sức khoẻ phi lợi nhuận để chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng yếu thế như người nghèo, người dân tộc”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Quan điểm của một bác sỹ đang công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng, cần phân biệt giữa khám chuyên gia và khám chung. Khám chuyên gia có thể thu tiền cao hơn khám chung, song khám chuyên gia không nhất thiết là giáo sư, tiến sỹ, cứ bác sỹ nào giỏi thì được gọi là chuyên gia. Giáo sư, tiến sỹ nếu có trình độ nên phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy.
Qua thực tế khám bệnh nhiều năm vị bác sỹ này nhận thấy, những bác sỹ nào lăn lộn với bệnh nhân, đọc sách nhiều hơn, khám có chất lượng hơn hẳn những giáo sư “giấy”. Do vậy trong y học cũng nên phân biệt làm hai hệ thống, một hệ thống chuyên về nghiên cứu giảng dạy, một hệ thống chuyên thực hành. Như vậy những bác sỹ lăn lộn với bệnh nhân, có kinh nghiệm, kiến thức nên được đánh giá cao chứ không chỉ đánh giá qua học hàm, học vị giáo sư, tiến sỹ để rồi một số y bác sỹ không lo trau dồi kinh nghiệm kiến thức mà chỉ cốt lấy cái danh để mưu lợi cá nhân.
Tuy nhiên, ở góc độ bệnh viện, lãnh đạo một số cơ sở y tế cho rằng, việc mở ra các dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu rất cần thiết đối với sự phát triển của bệnh viện, hướng tới tự chủ tài chính. Ông Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho rằng, hiện nay nhiều người dân có khả năng chi trả các dịch vụ y tế giá cao. Họ sẵn sàng ra nước ngoài điều trị với chi phí lớn để đảm bảo được phục vụ và điều trị tốt nhất. Do đó, việc cơ sở y tế đầu tư trang thiết bị hay nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và thu với giá cao với các đối tượng có nhu cầu là điều hợp lý để giữ chân người bệnh, hạn chế chảy máu ngoại tệ.
Với việc “trăm hoa đua nở” giá tại các khu khám dịch vụ của các bệnh viện công hiện nay ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho hay, giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện công đều do các bệnh viện xây dựng giá, Bộ Y tế chỉ thẩm định mức giá chứ chưa kiểm soát mức giá trần.
Tuy nhiên với nhiều ý kiến cho rằng cần kiểm soát, ngăn chặn tình trạng "loạn" giá này ông Liên cho biết, Bộ Y tế đã xây dựng Thông tư quy định tổ chức hoạt động và giá dịch vụ khám chữa bệnh yêu cầu của các bệnh viện công. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, vướng mắt nên sau hơn 2 năm xây dựng, góp ý vẫn chưa được ban hành.
Tin liên quan
Không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sau bão, lũ
10:39 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quỹ Bảo hiểm y tế - Nguồn tài chính quan trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân
11:05 | 14/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cả nước chung tay vì mục tiêu BHYT toàn dân
16:06 | 01/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK