Facebook Twitter youtube Tiktok

Liên kết để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất cà phê của thế giới

(HQ Online)- Các mô hình hợp tác công tư đã chứng minh được hiệu quả bước đầu trong phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam. Tiếp tục phát huy và nhân rộng các mô hình này sẽ giúp ngành cà phê có được sự phát triển bền vững, nắm bắt được các cơ hội to lớn từ các hiệp định thương mại đã và sắp đi vào thực thi trong thời gian tới.

lien ket de viet nam tro thanh trung tam san xuat ca phe cua the gioi

Đảm bảo lợi ích cho người nông dân là yếu tố then chốt để giữ vững nguồn cung và nâng cao chất lượng cho hạt cà phê.

Nhu cầu liên kết ngày càng tăng

Ông Đặng Kim Sơn, chuyên gia nông nghiệp cấp cao nhận định, các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP sẽ mở ra cơ hội lớn cho các DN sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê khi mà thuế xuất khẩu của Việt Nam có thể về gần 0%. “Đây là lợi thế vô cùng lớn, giúp Việt Nam không chỉ là trung tâm trồng trọt cà phê mà còn có thể là trung tâm sản xuất cà phê của thế giới” – ông Sơn nói.

Trước cơ hội vàng đó, nhu cầu liên kết dọc trong mỗi chuỗi ngành hàng và liên kết ngang với các DN, các tổ chức liên quan và chính quyền địa phương là nhu cầu tự thân đang trở nên ngày càng nóng bỏng hơn. Theo đó, nông dân thì muốn tăng cường năng suất, sản lượng, có thị trường ổn định; DN xuất khẩu cần vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu, xác lập tiêu chuẩn đảm bảo, cần chế biến sâu. DN đa quốc gia cũng muốn vùng nguyên liệu ổn định và theo hướng phát triển bền vững để đi sâu hơn vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Chính phủ thì mong đợi đẩy ngành hàng cà phê lên thành ngành nông sản lớn.

Trong giai đoạn 1 (2010-2017), với kế hoạch xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng sản xuất bền vững, hợp tác công tư (PPP) trong ngành hàng cà phê Việt Nam đã kết nối được 3.220 hộ nông dân với tổng diện tích 5.262 ha… Kết quả, năng suất cà phê tăng 17%; thu nhập trung bình của nông dân trong mô hình tăng 14%; tiết kiệm được 40% lượng nước tưới; giảm 55% lượng phát thải nhà kính nhờ sử dụng phân bón hợp lý… Các hoạt động như hội thảo, tập huấn đầu bờ, chuẩn bị lực lượng nhân sự... đã tạo nên một nền tảng kỹ thuật rất tốt cho các nông hộ, DN tham gia, hướng tới sản xuất bền vững…

Theo ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, các mô hình hợp tác đã góp phần quan trọng giúp cho cà phê trở thành ngành hàng nông sản chủ lực có diện tích được chứng nhận lớn nhất hiện nay. Cà phê hiện là 1 trong 2 ngành hàng nông sản chủ lực đã khá toàn diện khi có hiệp hội ngành hàng, có viện nghiên cứu chuyên ngành, có ban điều phối, có các DN xuyên quốc gia và các tổ chức quốc tế hỗ trợ, đầu tư.

Chia sẻ lợi ích để giữ chân nông dân

Theo các chuyên gia, các hoạt động liên kết chỉ mới dừng lại ở mức độ các mô hình và chưa được nhân rộng. Việc kết nối với thị trường ở các mô hình còn kém bền vững, chưa xây dựng được chuỗi giá trị cà phê hoàn thiện trên quy mô lớn, chưa có sự tham gia đông đảo của DN trong nước. Vai trò hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và chính sách nhà nước thực tế chưa được như mong muốn…

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Phó Trưởng Ban điều phối ngành hàng cà phê (VCCB), Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), trong hợp tác công tư, nhóm “dưới ruộng” làm tốt nhất, còn lại các nhóm thương mại, chế biến vẫn còn yếu. Các DN chế biến xuất khẩu cà phê chủ yếu thu mua qua trung gian khiến cho giá trị thực tế chuyển giao về tay người nông dân còn hạn chế và chất keo gắn kết nông dân và DN còn lỏng lẻo. Kèm theo đó là việc thiếu kiểm soát chất lượng cà phê và sự ảnh hưởng tới môi trường do canh tác tự phát. Cơ chế thu mua phân loại cũng chưa tạo động lực cho nông dân để họ tự nâng cao chất lượng cà phê.

TS. Trương Hồng, quyền Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cũng lưu ý về lợi ích của người nông dân trong hợp tác công tư. Đặc biệt, trong tình hình bất lợi cả về điều kiện canh tác lẫn giá cả, nông dân có xu hướng chuyển đổi sang các giống cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Cụ thể, cần có cơ chế để các mắt xích khác như DN, nhà cung ứng vật tư… phải chia sẻ bớt giá trị gia tăng cho nông dân. “Có như vậy mới giữ chân người nông dân với cây cà phê. Còn cứ để cung-cầu thị trường quyết định giá thu mua cà phê như hiện nay thì dù ngành cà phê chế biến và kinh doanh thương mại có mạnh tới đâu, tăng giá trị gia tăng bao nhiêu đi nữa thì nông dân vẫn cứ khổ mãi và nguồn cung vẫn cứ bấp bênh…” – ông Hồng nhận định.

Minh chứng rõ hơn cho điều này, ông Hồng cho hay, hiện sản lượng cà phê có chứng nhận của Việt Nam là 300 tấn/năm, nhưng chỉ bán được 1/3 nên không khuyến khích được nông dân làm chứng nhận.

Theo ông Hồng, một kg cà phê nhân có giá 50.000 đồng, sau khi chế biến giá bán lên đến 300.000 đồng. Khoảng giữa là khoảng lợi nhuận ròng, trừ chi phí đi có thể còn lợi nhuận 100.000 đồng. Có thể giữ lại khoảng 5.000-10.000 đồng trả lại cho nông dân, thông qua DN mua hàng. Làm như vậy người nông dân sẽ bớt thiệt thòi trong chuỗi giá trị ngành cà phê và cũng giúp giữ chân họ với loại cây trồng này.

Ông Tuấn cho biết, thời gian tới ngành Nông nghiệp hướng đến chương trình cà phê chất lượng cao nhằm mang về thu nhập tốt hơn cho nông dân. “Chúng ta không sản xuất nhiều hơn nhưng sẽ sản xuất tốt hơn theo quy chuẩn bền vững hơn. Trên cùng diện tích đất người nông dân sẽ thu nhập nhiều hơn”, ông Tuấn khẳng định.

Trong giai đoạn 2 (2018-2020), PPP trong ngành hàng cà phê sẽ tập trung đẩy mạnh liên kết chuỗi để gia tăng giá trị cà phê Việt Nam, với các mục tiêu cụ thể: Có trên 80.000 hộ nông dân tham gia với 97.000 ha; thu hút sự tham gia của nhiều đối tác như Nestlé Việt Nam, GCP, IDH, Yara, Bayer, EDE, ACOM, OLAM, Simexco, WASI… Để đạt được kết quả đó, ngành cà phê sẽ mở rộng mô hình hợp tác công tư cà phê có tính nhân rộng cao; tăng cường đo lường và giám sát hiệu quả thực hiện; tăng cường kết nối giữa các tiểu ban VCCB và những dự án liên quan nhằm đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cà phê 11 tháng qua ước đạt 1,73 triệu tấn với 3,3 tỷ USD, tăng 23,4% về khối lượng và tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 11/2018, thị trường cà phê trong nước biến động giảm theo xu hướng thị trường thế giới. Giá cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm từ 700-900 đồng/kg so với tháng trước, xuống còn 34.600-35.200 đồng/kg.

Nguyễn Hiền

Tin liên quan

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

(HQ Online) - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

(HQ Online) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tháng 12 giảm 0,02% so tháng trước và giảm 0,31% so cùng kỳ năm trước.
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tác động tốt tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU.
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản "cán đích" 41,25 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

(HQ Online) - Từ 1/1/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, thay vì C/O mẫu EUR.1 seri AA.
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

(HQ Online) - Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu tổng giá trị 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

(HQ Online) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra ngày 9 và 10/1/2021.
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

(HQ Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, năm 2021, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai.
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

(HQ Online) - Tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10/2020.
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

(HQ Online) - Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Năng lực sản xuất toàn ngành nông nghiệp không ngại mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2021. Với quyết tâm cao và không vướng mắc về thị trường quốc tế thì con số 44 tỷ USD là khả thi".
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì với mức tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước là thành công lớn của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

(HQ Online) - Ngày 26/12, tại TPHCM, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020 đã chính thức khai mạc với gần 1.200 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề xuất các kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn

Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn

Căn hộ dịch vụ cho thuê dài hạn đang trở thành phân khúc đầu tư hấp dẫn trên thị trường bất động sản.
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Kim ngạch xuất, nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành Công Thương năm 2024.
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024

Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024

Tạp chí Hải quan số 103 (3440) có nhiều tin bài hấp dẫn, trân trọng mời độc giả tìm đọc…
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Phát triển kinh tế xanh và kinh tế số, cùng với sự đồng thuận và quyết tâm cao độ của hệ thống chính trị, sẽ là chìa khóa để TPHCM và vùng Đông Nam Bộ tiến vào thời kỳ phát triển mới, vươn lên cùng khát vọng của dân tộc.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động