Lên kế hoạch thu ngân sách từ cổ phần hóa, thoái vốn năm 2022
Bảo Việt hiện là doanh nghiệp có quy mô tài sản hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Ảnh: ST |
Lỡ kế hoạch nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn năm 2021
Theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), 9 tháng đầu năm, đơn vị này nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 3 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) với tổng giá trị doanh nghiệp là 252 tỷ đồng, trong đó phần vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty là 151 tỷ đồng. Cũng trong 9 tháng, đã thoái vốn với giá trị 286,9 tỷ đồng, thu về 2.166 tỷ đồng.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn chậm đến từ nguyên nhân khách quan do dịch Covid-19 bùng phát kéo dài, các hoạt động chuẩn bị cho cổ phần hóa, thoái vốn như: xác định giá trị doanh nghiệp, đấu thầu thuê tư vấn, tổ chức hội nghị ở các doanh nghiệp, các địa phương đều bị chậm lại, bị vướng do những yêu cầu bắt buộc về phòng chống dịch. Cũng theo ông Đặng Quyết Tiến, dù thị trường chứng khoán khởi sắc, nhu cầu đầu tư lớn hơn so với cung, nhưng việc bán vốn Nhà nước cũng không như kỳ vọng, một số đơn vị đã bán vốn Nhà nước nhưng không thành công, đơn cử như việc bán vốn tại EVNGENCO 2 (Tổng công ty Phát điện 2), trong phiên IPO diễn ra hồi đầu năm 2021, số cổ phần lần đầu bán chưa đến 1%. Bên cạnh nguyên nhân lớn đến từ dịch Covid-19, đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp đã chỉ rõ nguyên nhân chính dẫn tới cổ phần hóa, thoái vốn chậm. Đó là do bước sang năm 2021, năm đầu của giai đoạn 2021-2025, lãnh đạo các cơ quan đại diện chủ sở hữu là các bộ, ngành, UBND các địa phương, Ủy ban Quản lý vốn cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp, tổng công ty có quan điểm chờ đợi, không tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn.
Việc cổ phần hóa, thoái vốn chậm dẫn đến nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển Doanh nghiệp mới đạt 366 tỷ đồng, dự kiến không đáp ứng yêu cầu thu từ bán vốn Nhà nước năm 2021 theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021. Những tháng còn lại của năm 2021, nếu tình hình dịch bệnh được khống chế sẽ vẫn còn ảnh hưởng nhất định đến tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn. Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng khả năng cân đối nguồn thu này để nộp vào NSNN sẽ không đảm bảo theo kế hoạch thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Trung ương nộp về NSNN trong năm 2021 là 40.000 tỷ đồng.
Kỳ vọng thu 20 nghìn tỷ đồng từ thoái vốn tại 6 doanh nghiệp lớn
Đối với kế hoạch năm 2022, Cục Tài chính doanh nghiệp dự kiến sẽ cân đối 10.000 tỷ đồng cho ngân sách địa phương từ nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn trước chưa nộp về NSNN hoặc được giữ lại địa phương. Theo đó, Cục Tài chính doanh nghiệp đã trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố còn dư khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn từ năm 2020 trở về trước chưa nộp về NSNN (các khoản tồn đọng trước khi có Nghị quyết của Quốc hội được giữ lại địa phương) hoặc được giữ lại địa phương theo Nghị quyết của Quốc hội, thực hiện nộp vào ngân sách địa phương. Theo tính toán, khoản tồn, dư từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các địa phương có thể nộp vào ngân sách địa phương trong năm 2022 là khoảng 10.000 tỷ đồng (số tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước của các doanh nghiệp thuộc TPHà Nội là khoảng 7.000 tỷ đồng, TPHCM khoảng 1.700 tỷ đồng, các địa phương khác khoảng 1.700 tỷ đồng).
Đối với các doanh nghiệp do trung ương quản lý, công tác cổ phần hóa cần có thời gian để tiến hành theo quy trình, từ lúc xác định giá trị doanh nghiệp đến lúc triển khai bán cổ phần lần đầu, thu tiền về NSNN cần một thời gian nhất định nên nguồn thu từ công tác cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp Trung ương trong năm 2022 theo kế hoạch phụ thuộc vào công tác thoái vốn tại các doanh nghiệp do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý (với kịch bản dịch bệnh kéo dài đến hết năm 2021). Với tình hình trên, Cục Tài chính doanh nghiệp xây dựng kế hoạch thoái vốn trong năm 2022 (sau khi dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát) dự kiến tại 6 doanh nghiệp thuộc danh mục theo Thông báo số 281/TB-VPCP ngày 7/9/2016 của Văn phòng Chính phủ, đồng thời dự kiến sẽ cân đối 20.000 tỷ đồng cho ngân sách Trung ương từ việc thoái vốn nhà nước tại 6 doanh nghiệp nêu trên.
Theo đó, Cục Tài chính doanh nghiệp đã trình Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn chỉ đạo SCIC thực hiện thoái vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp là Tập đoàn FPT; Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong; Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam; Tập đoàn Bảo Việt (với giá trị phần vốn Nhà nước thoái là 1.858 tỷ đồng và ước số tiền chênh lệch thu từ thoái vốn là 8.400 tỷ đồng); Thoái vốn tại Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) với giá trị phần vốn Nhà nước theo mệnh giá là 1.895,9 tỷ đồng, giá trị dự kiến thu về là 12.152 tỷ đồng (theo giá trị cổ phiếu niêm yết tham chiếu trên sàn giao dịch chứng khoán ngày 16/9/2021). Dự kiến nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn thuộc ngân sách Trung ương sẽ đáp ứng khoảng 20.000 tỷ đồng trong trường hợp triển khai thành công theo đúng các danh mục doanh nghiệp thoái vốn nêu trên và nộp toàn bộ nguồn thu từ thoái vốn về NSNN (bao gồm cả phần vốn Nhà nước và giá trị chênh lệnh khi thoái vốn).
Hiện nay, việc thoái vốn của SCIC chưa phân định rõ ràng giữa việc thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp chuyển giao về để SCIC quản lý và các doanh nghiệp thuộc danh mục thoái vốn giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 chuyển giao về SCIC để thực hiện thoái vốn, do đó, Cục Tài chính doanh nghiệp trình Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nội dung: “Ban hành Nghị quyết của Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn chỉ đạo SCIC thực hiện nộp toàn bộ tiền thu từ bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 2021 - 2025 về NSNN (bao gồm cả giá trị tương ứng phần vốn Nhà nước đem bán và thặng dư bán vốn Nhà nước) sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý để thực hiện công tác bán vốn Nhà nước tại 5 doanh nghiệp và các doanh nghiệp thuộc danh mục thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025 chuyển giao về SCIC để thực hiện thoái vốn”.
|
Tin liên quan
Năm 2025, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách trên 17.800 tỷ đồng
11:02 | 14/01/2025 Hải quan
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây đồng hành cùng doanh nghiệp tăng thu ngân sách nhà nước
16:48 | 08/01/2025 Hải quan
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics