Lan tỏa lợi ích từ hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ
Doanh nghiệp đồng thuận, mong muốn được hỗ trợ tuân thủ tốt pháp luật hải quan |
Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Nhất Kha |
Xin ông cho biết những kết quả đạt được trong công tác khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan của ngành Hải quan trong thời gian vừa qua?
Công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý tuân thủ DN nói riêng của ngành Hải quan ngày càng được chú trọng, mở rộng về phạm vi và chuyên sâu về nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.
Thời gian qua, cơ quan Hải quan đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hướng đến khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
Có thể kể đến đó là để đảm bảo tạo sự cân bằng trong việc tạo thuận lợi cho các DN tuân thủ tốt và kiểm soát chặt chẽ đối với những DN không tuân thủ. Cơ quan Hải quan đã khuyến khích DN tự nguyện cung cấp thông tin cho cơ quan Hải quan, qua đó nâng cao chất lượng thông tin hồ sơ DN, phục vụ phân loại mức độ tuân thủ, mức độ rủi ro của người khai hải quan. Đồng thời, ban hành Kế hoạch thu thập, xử lý thông tin hàng năm, trong đó phân công nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin cho 35 cục hải quan các tỉnh, thành phố; phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin hồ sơ DN với cơ quan Thuế và các cơ quan liên quan.
Cũng kể từ 1/1/2021, cơ quan Hải quan đã công khai mức độ tuân thủ của DN trên Cổng thông tin điện tử Hải quan và hướng dẫn DN tra cứu mức độ tuân thủ, kịp thời giải đáp các thắc mắc của DN về mức độ tuân thủ.
Để nâng cao mức độ tuân thủ DN, hỗ trợ DN trong quá trình làm thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan- DN và các bên liên quan năm 2022. Tại cấp cục hải quan, các Cục Hải quan: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… cũng thường xuyên chủ động tổ chức các hội nghị đối thoại DN để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cộng đồng DN trong các khâu thực hiện thủ tục hải quan, cung cấp thông tin về các quy định, chính sách của cơ quan Hải quan.
Những kết quả này là tiền đề để ngành Hải quan triển khai Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan một cách bài bản, thống nhất. Vậy, mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình thí điểm là gì, thưa ông?
Mục tiêu của Chương trình thí điểm nhằm đạt được kết quả với trên 80% DN tham gia được tăng mức tuân thủ hoặc giữ nguyên mức độ tuân thủ cao và trên 80% DN tham gia hài lòng về các biện pháp hỗ trợ của cơ quan Hải quan.
Chương trình hướng đến sau 2 năm triển khai, 100% DN tham gia không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, được đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật ở mức 2 (tuân thủ cao), mức 3 (tuân thủ trung bình). Và, sau 5 năm thực hiện Chương trình, thông qua các hoạt động hỗ trợ và việc tự nguyện tuân thủ của DN, phấn đấu tăng tỷ lệ DN tuân thủ mức 2, mức 3 đạt trên 20% tổng số DN hoạt động XNK.
Với mục tiêu như trên, Chương trình thí điểm sẽ mang lại nhiều ý nghĩa trong việc giúp cơ quan Hải quan thực hiện chức năng quản lý hoạt động XNK và phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật hải quan hiệu quả hơn. Cùng với đó, thiết lập quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp, trong đó DN tham gia Chương trình trở thành đối tác tin cậy, đồng hành cùng cơ quan Hải quan và là thành viên lan tỏa những lợi ích của Chương trình. Từ đó nâng cao tính tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan trong cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan, nhất là đáp ứng các yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Với vai trò là đơn vị đầu mối, điều phối các hoạt động, Cục Quản lý rủi ro đã đã phối hợp với cục hải quan các tỉnh, thành phố như thế nào, thưa ông?
Thời gian qua, Cục Quản lý rủi ro đã chủ trì, điều phối cũng như phối hợp chặt chẽ với cục hải quan các tỉnh, thành phố trong toàn bộ các khâu thực hiện Chương trình.
Đó là, phối hợp các đơn vị hải quan địa phương và các tổ chức, hiệp hội DN tổ chức hội nghị tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá Chương trình; thực hiện các nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến, đăng tải hoạt động, kết quả của Chương trình trên Cổng Thông tin điện tử Hải quan (như: http://customs.gov.vn) và Tạp chí Hải quan (http://haiquanonline.com.vn).
Tiếp đó là rà soát, đánh giá, lựa chọn DN tham gia; xây dựng các nội dung Biên bản ghi nhớ, ghi nhận tư cách thành viên tham gia Chương trình;
Thiết lập danh sách cán bộ đầu mối tại Hải quan các cấp thông qua việc thành lập Nhóm chuyên trách thực hiện Chương trình gồm 123 thành viên là các cán bộ công chức thuộc Cục Quản lý rủi ro, các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan và 35 cục hải quan các tỉnh, thành phố. Nhóm chuyên trách có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động hỗ trợ toàn ngành về tư vấn, giải quyết vướng mắc theo các cam kết tại Biên bản ghi nhớ đối với DN tham gia Chương trình khi có yêu cầu.
Để nâng cao hiệu quả của Chương trình, Cục Quản lý rủi ro đã tiến hành xây dựng các kế hoạch triển khai, trong đó phối hợp với cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo dõi, đánh giá quá trình các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình. Đồng thời, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục Hải quan tổ chức tuyên dương, khen thưởng các DN tuân thủ tốt, có đóng góp tích cực cho Chương trình, đồng thời cảnh báo, nhắc nhở, thu hồi tư cách thành viên đối với DN không thực hiện hoặc vi phạm cam kết. Ngoài ra, tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo để DN kịp thời cập nhật, nắm vững và tuân thủ các quy định mới liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro nói riêng và lĩnh vực XNK, quá cảnh nói chung.
Để triển khai có hiệu quả Chương trình thí điểm lần này, Cục Quản lý rủi ro đã tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan các nhóm giải pháp gì, thưa ông?
Với vai trò là đơn vị chủ trì, đầu mối, để Chương trình triển khai có hiệu quả trên cơ sở đạt được mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan và mang lại sự hài lòng cho cộng đồng doanh nghiệp, Cục Quản lý rủi ro đã tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan tập trung vào 4 nhóm giải pháp:
Một là, thực hiện các hoạt động hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng thông qua việc điều phối, phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, từ cấp cục hải quan đến chi cục Hải quan trong việc phân công, bố trí công chức, chuyên gia nghiệp vụ hải quan hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan của DN thành viên; cảnh báo các yếu tố làm giảm mức độ tuân thủ của DN.
Hai là, tổ chức theo dõi, đánh giá hoạt động của DN và kiểm tra định kỳ việc thực hiện, triển khai các hoạt động hỗ trợ của Hải quan các cấp trong khuôn khổ Chương trình.
Ba là, đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin, phối hợp công tác với các cơ quan trong, ngoài ngành và các bên liên quan nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tham gia Chương trình;
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống CNTT, triển khai ứng dụng công nghệ, số hóa các thông tin, dữ liệu liên quan trong khuôn khổ Chương trình như quản lý dữ liệu hồ sơ DN; số hóa quy trình quản lý, tiếp nhận thông tin và phản hồi các yêu cầu hỗ trợ của DN; ứng dụng công nghệ để tự động theo dõi, phân tích, đánh giá quá trình tự nguyện tuân thủ của DN.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Phát động cuộc thi viết 'Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam'
15:44 | 28/10/2024 Hải quan
Ban Nữ công Tổng cục Hải quan trao tặng nhiều món quà ý nghĩa cho Trường mầm non Hoa Ban- Yên Bái
21:04 | 27/10/2024 Hải quan
Kỷ niệm 40 năm thành lập Cục Điều tra chống buôn lậu: Khẳng định vai trò chủ công trên mặt trận chống buôn lậu
09:21 | 18/10/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
10:27 | 31/10/2024 Hải quan
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
09:49 | 31/10/2024 Hải quan
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan tập huấn tổ chức Đại hội Đảng các cấp
22:37 | 30/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK