Lạm phát năm 2022 không quá lo ngại
Doanh nghiệp như "lò xo nén", chờ bứt phá trong năm 2022 | |
Kiểm soát lạm phát năm 2022 sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch Covid-19 | |
Áp lực lạm phát sẽ đến ngay từ đầu năm 2022 |
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính. |
Ông dự báo như thế nào về tình hình kiểm soát lạm phát cũng như giá cả của năm 2022?
Năm 2022, mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp từ biến chủng mới Omicron nhưng nền kinh tế thế giới sẽ từng bước phục hồi. Tuy nhiên, sự phục hồi và phát triển kinh tế bị chậm lại. Cùng với đó, nhiều quốc gia bắt đầu phục hồi kinh tế nên nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, vật tư, linh phụ kiện và hàng hóa sẽ còn tiếp tục tăng cao. Đây sẽ là nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng lên. Hơn nữa, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới trong thời gian dài vừa qua đã sử dụng các gói hỗ trợ tài khóa hơn 10.400 tỷ USD để kích thích kinh tế phục hồi và phát triển. Điều này sẽ làm giá trị đồng tiền của hầu hết các quốc gia giảm giá. Đó cũng là nhân tố thúc đẩy lạm phát trên thế giới tăng cao.
Việt Nam là quốc gia có độ mở cửa hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế giới nên khả năng lạm phát thông qua nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu đầu vào rất lớn. Hơn nữa, ngân hàng trung ương nhiều nước đã có các động thái giảm mua trái phiếu chính phủ và xem xét nâng lãi suất cơ bản trong năm 2022 có thể sẽ gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn và làm cho tốc độ phục hồi kinh tế chậm lại.
Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ, tạo áp lực lớn đến mặt bằng giá cả, lãi suất, tỷ giá và lạm phát. Áp lực tăng cao của lạm phát trong năm 2022 so với năm 2021 là có thực, nhưng mức độ tăng của lạm phát năm 2022 không quá lo ngại.
Sở dĩ có nhận định này trước hết là do việc phòng chống và kiểm soát tốt dịch bệnh, ý thức phòng chống dịch của người dân và toàn xã hội tăng cao, Việt Nam đã chuyển sang hình thức sống chung với dịch bệnh, nền sản xuất của đất nước đã có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong quý 4/2021, nhu cầu về nguyên, nhiên vật liệu, lao động tăng lên.
Với một nền kinh tế mở cửa sâu rộng, giá nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu tăng sẽ đẩy tỷ lệ lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, mức độ tăng giá nguyên, nhiên vật liệu và hàng hóa sẽ không lớn như trong năm 2021. Nhiều mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu cho đầu vào của sản xuất Việt Nam như: sắt, thép, đồng, nhôm, thức ăn chăn nuôi, phân bón... đã tăng giá mạnh trong năm 2021 nên sang năm 2022 mức tăng sẽ thấp hơn năm 2021 nhiều.
Hơn nữa, khi đã quen với trạng thái chung sống với dịch bệnh, sản xuất sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022. Các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là du lịch, hàng không nội địa và quốc tế được mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy chỉ số tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cuối cùng của cả nước tăng, cầu tiêu dùng tăng cũng là một nhân tố có thể thúc đẩy lạm phát tăng cao.
Ông có thể dự báo cụ thể hơn về các chỉ số của năm 2022?
Dự báo trong năm 2022, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6,5% - 7% thì khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 2,8% - 3,2%.
Nếu dịch bệnh được khống chế tốt, việc chung sống với dịch bệnh trở thành thói quen, kinh tế thế giới phục hồi tốt, doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội, nắm bắt và thích ứng với các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới, tăng trưởng năm 2022 đạt mức 7% - 7,5% thì khả năng lạm phát cả năm có thể sẽ ở mức là 3,5% - 3,8%.
Để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% như chỉ tiêu của Quốc hội giao, cần có những giải pháp như thế nào, thưa ông?
Trước tiên, muốn phát triển kinh tế, giữ được các chỉ số như mục tiêu đề ra thì phải tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 với các biến thể mới có thể bùng phát trở lại và phòng ngừa các dịch bệnh khác. Đây sẽ là tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng.
Công tác tiêm phòng vắc xin là biện pháp cơ bản để vượt qua dịch bệnh, hồi phục và phát triển kinh tế. Cần đẩy mạnh tìm kiếm nguồn mua và chủ động sản xuất vắc xin phòng, chống Covid-19; đẩy mạnh công tác tiêm chủng nhắc lại mũi 3 cho các đô thị, nơi có mật độ tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp lớn trong cả nước. Đây sẽ là yếu tố tiên quyết cho khả năng tăng trưởng và ổn định kinh tế năm 2022.
Bên cạnh đó, phải tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng lạm phát do tâm lý.
Trong năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tính toán cẩn trọng mức độ, thời hạn, hình thức, phương thức huy động vay nợ công để vừa đảm bảo kích thích nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng, vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ vay và sự ổn định, phát triển trong dài hạn của nền kinh tế.
Đồng thời, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, tránh tình trạng “té nước theo mưa”, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa, thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả.
Đặc biệt, cần có sự theo dõi chặt chẽ của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước về sự biến động trên cả thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán tránh các tình huống có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics