Lạm phát, cáo buộc gian lận xuất xứ nguyên liệu đe dọa phát triển ngành gỗ
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: NT |
Phát biểu khai mạc Hội thảo “Thúc đẩy thực hành thương mại lâm sản bền vững” do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) tổ chức ngày 17/6, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: dù tốc độ tăng trưởng hàng năm ổn định, tạo được dấu ấn lớn trong năm 2021 nhưng bước sang năm 2022, ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn đối diện khá nhiều thử thách.
Cùng với dịch bệnh, căng thẳng chính trị “leo thang” gây thách thức thêm cho chuỗi cung ứng vốn đã có nhiều trở ngại từ trước. Giá logistic lẫn giá nguyên vật liệu đều tăng cao khiến chi phí đầu vào của doanh nghiệp biến động mạnh.
“Quan trọng hơn, lạm phát tại các thị trường xuất khẩu chủ lực cũng đang khiến đơn hàng bắt đầu giảm. Bên cạnh đó, những cáo buộc gian lận xuất xứ, nguồn gốc nguyên liệu… cũng đang trở thành mối đe doạ cho sự phát triển toàn ngành”, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh.
Để ứng phó với các thách thức này, theo ông Nghĩa, doanh nghiệp trong nước cần tuân thủ triệt để các quy định của thị trường quốc tế, vững vàng nội lực và củng cố thêm lợi thế cạnh tranh…, giữ vững vị trí xuất khẩu nội thất thứ hai thế giới.
Đáng chú ý, trong bối cảnh nguyên liệu nhập khẩu đang khan hiếm và giá cả tăng cao hiện nay, một trong những lợi thế doanh nghiệp trong ngành có thể tận dụng là trữ lượng rừng trồng trong nước đã bước vào giai đoạn có thể khai thác.
“Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ, giải quyết được những vướng mắc của chuỗi cung ứng, đưa nguồn gỗ rừng trồng hợp pháp đến với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh rất lớn cho nền công nghiệp nội thất nước nhà”, ông Nghĩa nói.
Việc thực thi các quy định phát triển lâm sản bền vững là yêu cầu sống còn, không chỉ riêng với ngành chế biến gỗ Việt Nam mà của cả thế giới. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch HAWA, Giám đốc dự án HAWA DDS cũng cho rằng, việc thực thi các quy định phát triển lâm sản bền vững là yêu cầu sống còn, không chỉ riêng với ngành chế biến gỗ Việt Nam mà của cả thế giới.
Trong tinh thần và mục tiêu chuyển đổi số ngành chế biến gỗ, HAWA đang đồng hành cùng Chính phủ lẫn doanh nghiệp đẩy mạnh số hoá tiến trình thực thi Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và EU (VPA/FLEGT), Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS), cụ thể là với nền tảng HAWA DDS.
Ông Phương chia sẻ rõ hơn: “HAWA DDS là dự án xoá bỏ vướng mắc trong quá trình chứng minh nguồn gốc hợp pháp gỗ rừng trồng, bước chuẩn bị hết sức cần thiết để có thể đưa gỗ, sản phẩm gỗ trong nước sang thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường EU”.
Sau 3 năm triển khai với nhiều điểu chỉnh, cập nhật, tháng 5/2021, bộ tiêu chuẩn HAWA DDS đã chính thức hoàn thành, đồng thời tương thích với nền tảng công nghệ thông tin về truy xuất và giải trình nguồn gốc gỗ HAWA DDS 1.0.
HAWA DDS 1.0 tích hợp nhiều tính năng hữu ích hỗ trợ khai báo và lưu trữ hồ sơ rừng, hồ sơ mua bán cây, hồ sơ đăng ký khai thác, lưu thông giúp cho việc tra xét, truy xuất và xác minh nguồn gốc gỗ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đơn giản.
Nhờ vậy, chỉ cần truy cập nền tảng HAWA DDS, người dùng từ chủ rừng đến nhà khai thác, doanh nghiệp thương mại, nhà sản xuất, nhà mua hàng đều có thể tìm kiếm thông tin, quản lý lẫn chứng minh nguồn gốc nguyên liệu một cách rõ ràng mà không phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống giấy tờ, thủ tục lưu trữ, tra xét thủ công như trước đây.
Nhiều ý kiến đánh giá, bằng việc vận hành nền tảng chứng minh và truy xuất nguồn gốc gỗ HAWA DDS, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang tiến đến câu chuyện số hoá tiến trình tuân thủ Hiệp định VPA/FLEGT, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ sang thị trường quốc tế, đặc biệt là EU.
Số liệu từ Tổng cục Lâm nghiệp cho thấy, năm 2022, toàn ngành đang nỗ lực phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,02%; trồng rừng đạt 244.000 ha; trồng cây phân tán 121,6 triệu cây; tổng sản lượng khai thác gỗ đạt 31,5 triệu m3. |
Tin liên quan
Chống buôn lậu, gian lận xuất xứ trong thực thi các FTA
10:29 | 15/11/2024 An ninh XNK
Chủ động kiểm soát hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ
09:32 | 29/03/2023 An ninh XNK
Hình ảnh vụ khám xét 52 mô tô nhập khẩu nghi gian lận xuất xứ
09:01 | 22/02/2023 An ninh XNK
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
10:18 | 29/12/2024 Kinh tế
Kiến nghị cắt giảm thủ tục để tăng cạnh tranh trong xuất khẩu
08:06 | 29/12/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2025
17:45 | 28/12/2024 Kinh tế
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan TPHCM: Hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác
Hải quan TPHCM tôn vinh 37 doanh nghiệp tiêu biểu
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics