Kinh tế Việt Nam: Linh hoạt với “mục tiêu kép”
WB: Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 4,8% năm 2021 | |
Chiến lược nào cho phát triển kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm? | |
Nền kinh tế Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 như thế nào? |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về công tác phòng chống dịch COVID-19, ngày 19/8/2021. Ảnh: TTXVN |
“Trái ngọt” từ mục tiêu kép
Kiên định với các mục tiêu đề ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Nghị quyết nêu rõ 5 mục tiêu và chỉ ra 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ đồng thời tập trung kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19, phấn đấu hoàn thành tiêm chủng đạt miễn dịch cộng đồng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%-100% kế hoạch cùng với giữ vững ổn định chính trị xã hội. |
Trong thời gian qua, không quá khó để nhận ra những nỗ lực của Chính phủ nhiệm kỳ mới 2021-2026 và Thủ tướng Phạm Minh Chính, với việc tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, và nhiều chỉ đạo sát sao nhằm xử lý những tồn tại của nền kinh tế. Nhiều giải pháp phòng chống dịch được ban hành và triển khai đồng bộ, quyết liệt với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và tính mạng nhân dân. Chính phủ cũng cố gắng cao nhất để đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 7 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2020, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, thu ngân sách nhà nước đạt 68% dự toán năm, tăng 15,6%.
Thị trường tiền tệ, ngoại hối tương đối ổn định, lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm, tăng trưởng tín dụng phục hồi tích cực. Dịch vụ tài chính, thanh toán không dùng tiền mặt được thúc đẩy. Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là phục vụ công tác phòng, chống dịch được đẩy mạnh...
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 7 tháng tăng 7,9%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9%. Sản xuất nông nghiệp cơ bản thuận lợi; an ninh lương thực được bảo đảm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt trên 373 tỷ USD, tăng 30,2%, xuất khẩu đạt trên 185 tỷ USD, tăng 25,5%. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 7 tháng đạt 16,72 tỷ USD; vốn FDI thực hiện đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8%.
Tuy nhiên, trên thực tế, khống chế dịch bệnh và phục hồi kinh tế vẫn là những thách thức rất lớn đối với Chính phủ. Đại dịch Covid-19 lần thứ 4 tiếp tục diễn biến phức tạp đe dọa sức khỏe, tính mạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước. Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng; giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu; xuất hiện đứt gãy một số chuỗi cung ứng; xuất khẩu có xu hướng chậm lại; tình trạng nhập siêu có khả năng tiếp diễn. Một số mặt hàng nông sản tiêu thụ khó khăn, nhất là ở những địa bàn có dịch bùng phát. Việc làm, sinh kế của nhiều người dân bị ảnh hưởng lớn, nhất là ở những địa bàn có dịch...
Trong bối cảnh đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6% tới 6,5% của năm 2021 trở nên vô cùng thách thức. Chính phủ cũng nhận định, thời gian tới, rủi ro, khó khăn, thách thức còn nhiều. Nhưng với quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, ưu tiên tập trung phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, Chính phủ thống nhất chưa thay đổi mục tiêu đã đề ra.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận định, cùng với việc thực hiện một cách linh hoạt “mục tiêu kép”, nền kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu lạc quan để có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng tốt nếu kiểm soát được dịch bệnh. Chính phủ đang đi đúng hướng trong xác định và đồng thời triển khai chiến lược vắc xin cũng như các chính sách kinh tế trọng tâm.
Linh hoạt trong thực hiện
Cho ý kiến về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Vũ Sỹ Cường nhấn mạnh, trên cơ sở phòng dịch và đảm bảo an toàn, trước mắt chúng ta vẫn phải tìm mọi cách để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường nhất có thể, đặc biệt là trong các khu công nghiệp. Tinh thần chính lúc này là các địa phương, doanh nghiệp vẫn phải chủ động khắc phục khó khăn. Chính vì vậy, việc Chính phủ chỉ đạo phải vừa chống dịch, vừa duy trì các hoạt động kinh tế là rất đúng hướng. Trong thời gian tới “mục tiêu kép” sẽ được thực hiện linh hoạt theo hướng vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Còn theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), để phục hồi kinh tế, nỗ lực để đạt được tăng trưởng cao nhất trong năm nay, ưu tiên hàng đầu là phải tiếp tục các biện pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh và kiên trì thực hiện “mục tiêu kép”. Theo đó, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho các dòng vốn đầu tư khi đã tham gia hàng loạt Hiệp định thương mại trong thời gian vừa qua. Dịch bệnh cũng đã khiến các nhà đầu tư quốc tế nhận ra rằng không nên tập trung vào một quốc gia và Việt Nam sẽ đón được dòng vốn chuyển dịch này. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Việt Nam...
Tuy nhiên, PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại cho rằng trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng, nền kinh tế đã chuyển từ trạng thái xuất siêu sang nhập siêu… Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. “Vì vậy, thay vì “mục tiêu kép”, giai đoạn tới Việt Nam phải tính tới việc theo đuổi “3 mục tiêu” gồm chống dịch Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Phân tích kĩ hơn về những triển vọng tăng trưởng trong những tháng cuối năm, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) cho rằng, mặc dù bối cảnh kinh tế những tháng đầu năm không thuận lợi hơn so với năm 2020 nhưng triển vọng tăng trưởng cả năm 2021 vẫn được duy trì nhờ những thay đổi tích cực trong điều hành và thực hiện “mục tiêu kép”.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Dương, rút kinh nghiệm từ 3 đợt dịch trước, việc tiếp cận trong điều hành của Chính phủ trong đợt dịch thứ 4 đã có sự linh hoạt cần thiết để vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, dù đà phục hồi là hiện hữu nhưng việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức 6,5% vẫn là thách thức rất lớn.
“Mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh mới cần phải thay đổi, nâng cao hơn. Giai đoạn này cần tránh tư duy về độc lập, tự chủ của nền kinh tế theo hướng chỉ có phòng thủ, mà cần chủ động chống chịu với những cú sốc kinh tế chứ không phải tránh các cú sốc”, ông Dương nêu quan điểm.
Tin liên quan
Kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phục hồi tốt
09:00 | 23/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
Hải quan- Biên phòng Lạng Sơn: 5 năm đảm bảo mục tiêu kép nơi biên giới
08:00 | 25/09/2024 An ninh XNK
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics