Kinh tế TPHCM cần có cơ chế đặc thù để phục hồi sau đại dịch
Hai giai đoạn phục hồi kinh tế TPHCM | |
TPHCM cơ bản khoanh vùng, khống chế được ổ dịch |
tốc độ phục hồi kinh tế của TPHCM phụ thuộc lớn vào tốc độ, quy mô của động lực hỗ trợ từ Chính phủ và TPHCM. Ảnh: ST |
Ngày 6/9, nhóm nghiên cứu do Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL) – Đại học Quốc gia TPHCM chính thức công bố kết quả nghiên cứu “Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TPHCM giai đoạn Covid-19 lần 4”. Trong đó có nội dung liên quan đến các chính sách phục hồi kinh tế tại TPHCM khi kết thúc giãn cách.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên hai giả định:
Thứ nhất là TPHCM và các tỉnh giáp ranh cơ bản kiểm soát được Covid-19 lần 4 trong tháng 9/2021 để có thể quay trở lại hoạt động ở điều kiện “bình thường mới” trong tháng 10.
Thứ hai là vaccine sẽ tiếp tục được triển khai trên diện rộng để đến đầu quý 4/2021 đạt độ bao phủ 70% - 80% người dân cư ngụ tại TPHCM và các tỉnh giáp ranh được tiêm đủ 2 mũi. Đến tháng 12/2021, cơ bản 70%-80% người dân Việt Nam được tiêm vaccine ít nhất 1 mũi.
Các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế - Luật cho rằng nếu không có sự can thiệp kịp thời của nhà nước, tỷ lệ thất nghiệp của TPHCM và khu vực phía Nam sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Theo đó, tốc độ phục hồi kinh tế của TPHCM phụ thuộc lớn vào tốc độ, quy mô của động lực hỗ trợ từ Chính phủ và TPHCM.
Báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra, để chính sách hỗ trợ đạt hiệu quả tức thời, cần đặt mục tiêu ưu tiên tốc độ hỗ trợ, chấp nhận một sự sai lệch nhất định ở đối tượng thụ hưởng. Theo đó, các gói hỗ trợ tập trung vào hai hướng:
Thứ nhất, hỗ trợ trực tiếp cho tổng cầu bằng cách cắt giảm thuế, tăng chi đầu tư, chi hỗ trợ việc làm, chi hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ hai, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, hạn chế đóng cửa, phá sản, chia sẻ chi phí, bảo lãnh và cho vay, cung cấp dòng vốn chi phí thấp.
Các chuyên gia của VNUHCM-IBT cho rằng, vai trò và vị trí của nền kinh tế TPHCM đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như cả nước là rất quan trọng do đó sự hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách trung ương cần đóng vai trò then chốt, bao gồm cả các hỗ trợ tức thời trong ngắn hạn và các hỗ trợ mang tính cấu trúc khi kết thúc giãn cách và tiếp tục kéo dài trong trung hạn.
Để kiến tạo phục hồi kinh tế TPHCM, nhóm nghiên cứu đề xuất Quốc hội, Chính phủ áp dụng cơ chế đặc thù để kiến tạo động lực cho TPHCM nhằm giúp quá trình hồi phục kinh tế của TPHCM diễn ra nhanh nhất có thể, tạo tác động lan tỏa kéo theo tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Nam và cả nước.
Theo nhóm nghiên cứu, giải pháp phát hành trái phiếu chính phủ trong điều kiện lãi suất trái phiếu chính phủ đang ở mức thấp và chuyển giao nguồn vốn này cho TPHCM sử dụng với trách nhiệm trả lãi vay là có tính khả thi và đem lại hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, từ năm ngân sách 2022, kiến nghị Trung ương cho phép tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách TPHCM từ 18% lên 23% và cho phép nâng trần nợ công của TPHCM để có thể phát hành trái phiếu chính quyền đô thị, giúp TPHCM có đủ nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Song song với chính sách từ trung ương, nhóm nghiên cứu khuyến nghị TPHCM cần thiết phải kiến tạo động lực thông qua gói hỗ trợ tái tạo việc làm với đề xuất hỗ trợ 25% lương tối thiểu vùng cho doanh nghiệp duy trì đạt ngưỡng tỷ lệ lao động, thiết lập chương trình kích cầu mới trên cơ sở chương trình hỗ trợ lãi suất đã rất thành công từ nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chợ đầu mối trực truyến, nâng cao năng lực hệ thống y tế, chú trọng đến tốc độ chuyển đổi số và gia tăng sự bền vững trong liên kết vùng cùng với các chính sách hỗ trợ mang tính tức thời cho cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp bị tổn thương nặng trong giai đoạn giãn cách.
Theo đó, quy mô gói hỗ trợ của TPHCM khoảng 22.300 tỷ đồng tương đương 1,7% GRDP của TPHCM.
Nhóm nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò điều phối chính sách phục hồi kinh tế phải gắn đồng bộ với các chính sách khác như an sinh xã hội, y tế, phòng chống dịch, tiêm vacxin, lao động - việc làm, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo,... để đạt được sự thống nhất xuyên suốt.
Theo nhóm nghiên cứu, việc đảm bảo được tính nhất quán của các chính sách thậm chí còn có tầm quan trọng hơn so với các chính sách hỗ trợ khẩn cấp.
Tin liên quan
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
29 "Thương hiệu vàng TPHCM" đóng góp cho NSNN gần 11.000 tỷ đồng
10:02 | 05/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics