Kiến nghị gói tín dụng đặc thù cho nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội HQC Plaza tại TPHCM. Ảnh minh họa |
Tại buổi họp báo Chính phủ vào chiều tối 3/1, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho hay, hiện có 2 nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội. Nguồn đầu tiên từ ngân sách nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, ngân sách đã cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội gần 3.163 tỷ đồng.
Nguồn thứ hai được xác định theo chương trình phục hồi kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết của Chính phủ, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội huy động bằng nguồn trái phiếu Chính phủ, có bảo lãnh của Chính phủ với con số 15 nghìn tỷ đồng.
Với 2 nguồn lực này, Phó Thống đốc thông tin, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay đến 9.994 tỷ đồng, cho 27.894 khách hàng vay để mua nhà ở xã hội.
Về vấn đề vay vốn từ ngân hàng thương mại nhưng có cơ chế ưu đãi của Nhà nước, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, các cơ quan chức năng đang xem xét việc cấp bù phần ưu đãi cho các ngân hàng thương mại, nhưng hiện vẫn chưa thực hiện được do chưa có nguồn tiền và cơ chế chưa hoàn thiện dù các ngân hàng thương mại đang rất sẵn sàng.
Với những cơ chế này, đại diện lãnh đạo NHNN cho hay, tín dụng lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ người dân cũng là một trong những chủ trương quan trọng, được xác định là đối tượng được khuyến khích và NHNN cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung cho vay.
Cũng tại họp báo, liên quan đến vấn đề thủ tục gây khó nhiều doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã thừa nhận thực trạng này, đồng thời cho biết nhiều doanh nghiệp đang chật vật với những thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; không ít doanh nghiệp có "đốc" nhưng cũng không được cấp phép xây dựng và phải chờ đợi rất lâu.
Vì thế, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo để thúc đẩy đầu tư các dự án nhà ở nói chung, trong đó có các dự án nhà ở xã hội. Các giải pháp được đưa ra là sửa đổi các quy định pháp luật về đầu tư phát triển nhà ở xã hội, cải cách thủ tục hành chính theo hướng dễ thực hiện… Hiện nay, việc thực hiện các thủ tục đầu tư các dự án nhà ở xã hội đã được phân cấp và giao cho các địa phương toàn quyền quyết định.
Thông tin thêm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Chính phủ có chương trình một triệu căn nhà ở xã hội, đưa ra một số giải, có giải pháp then chốt để xây dựng đúng tiến độ.
Nhưng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Trần Văn Sơn, việc xây dựng nhà ở xã hội thì quỹ đất rất quan trọng, có quỹ đất rồi lại phải gắn với hạ tầng xã hội… Vì thế, vừa qua, Chính phủ đã sửa đổi một số nghị định tháo gỡ cho các địa phương cũng như các chủ đầu tư nhà ở xã hội, cho cả người mua, cho cả các tổ chức tín dụng.
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương bàn các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 vào sáng 3/1, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã nêu kiến nghị cần phải tiếp tục hoàn thiện thể chế thống nhất, đồng bộ về lĩnh vực bất động sản; tập trung tín dụng cho các dự án phát triển nhà ở xã hội, các dự án bảo đảm đầy đủ các điều kiện pháp lý và đang triển khai dở dang; đẩy nhanh thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ…
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ Xây dựng kiến nghị tập trung triển khai đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, Bộ trưởng đề xuất dành gói tín dụng đặc thù cho nhà ở xã hội với quy mô đáp ứng khoảng 10% nhu cầu vốn cho phát triển nhà ở xã hội theo đề án với phương thức giống như gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã triển khai trước đây.
Tin liên quan
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics