Kịch nói tham gia sân khấu học đường
Chương trình sân khấu học đường là một nỗ lực của giới nghệ sĩ và ngành giáo dục TPHCM trong việc nâng cao thẩm mỹ nghệ thuật cho học sinh. Sau các buổi giới thiệu về đờn ca tài tử và cải lương, thì kịch nói là một chọn lựa tiếp theo của chương trình sân khấu học đường.
Ngoài vở kịch “Số đỏ”, nhiều vở kịch khác có liên quan tới các tác phẩm giảng dạy ở bậc phổ thông như “Chí Phèo”, “Bỉ vỏ”, “Kỹ nghệ lấy Tây” hoặc “Lão Hạc” cũng đang được đưa lên sàn tập để phục vụ khán giả đang ngồi ghế nhà trường. Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Vân - bầu show của Sân khấu kịch Phú Nhuận nói về kế hoạch tâm đắc của mình giữa mùa virus corona: “Tôi muốn đưa kịch văn học vào trường với những bản dựng được chăm chút về mặt nội dung, hình thức biểu diễn. Thông qua đó lồng ghép vào kịch những thông điệp giàu tính nhân văn. Để sau mỗi suất diễn, học sinh tương tác với nghệ sĩ, từ đây sẽ giúp các em thẩm thấu nhanh hơn tác phẩm văn học đã được các thầy cô truyền đạt và giúp nghệ sĩ đo được mức cảm thụ nghệ thuật của các em qua vở diễn”.
Hiện tại, các trường phổ thông trung học và phổ thông cơ sở đều đang tạm đóng cửa để tránh Covid-19, nhưng chương trình sân khấu học đường vẫn nhận được sự ủng hộ tích cực. Đã có nhiều trường đặt hàng suất diễn bằng những hợp đồng được ký kết rất cụ thể. Chỉ chờ lịch học ổn định trở lại, thì từng vở diễn sẽ mở màn như những giờ ngoại khóa bổ ích.
Đón nhận chương trình sân khấu học đường, Ban giám hiệu nhiều trường học cho rằng, đây là sự kiện hỗ trợ hiệu quả cho học sinh và giáo viên. Không chỉ giúp học sinh và giáo viên hiểu sâu sắc thêm về tác phẩm, mà còn giúp môi trường giáo dục kích hoạt ý thức sáng tạo.
Ý nghĩa của chương trình sân khấu học đường thì không ai phủ nhận. Thế nhưng, vấn đề nan giải là các đơn vị nghệ thuật phải tự tiếp thị với từng trường học để có được lịch diễn. Vì vậy, nhiều bầu show vẫn ngóng chờ dự án được thực hiện một cách căn cơ và bài bản. Hiện nay, Sở GD-ĐT TPHCM và Sở VH-TT TPHCM đã có tờ trình gửi UBND TPHCM phê duyệt kinh phí thường xuyên cho chương trình sân khấu học đường. Nếu đô thị lớn như TPHCM vận hành chương trình sân khấu học đường hiệu quả, sẽ tạo tiền đề cho các địa phương khác cải thiện việc dạy và học môn Văn.
Tin liên quan
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây…
07:59 | 21/12/2020 Góc nhìn văn hóa
Tìm kiếm tài năng trẻ cho kịch nói
14:40 | 20/12/2020 Góc nhìn văn hóa
Người thật ngoài đời và nhân vật trong phim
09:00 | 29/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Quyền lực của người hâm mộ
13:00 | 14/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Nhu cầu sách giáo khoa sau bão lụt
10:00 | 07/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Bài toán kép quản lý mạng xã hội
09:56 | 30/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Tiếng Việt rất cần nền tảng lớp 1
09:32 | 16/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Ai được quyền tước danh hiệu người đẹp?
09:00 | 10/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Ngoại binh cho phim Việt
13:00 | 03/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Game show thoái trào do đâu?
09:02 | 25/09/2020 Góc nhìn văn hóa
Tìm nguồn kịch bản cho điện ảnh
08:00 | 20/09/2020 Góc nhìn văn hóa
Ngậm ngùi sân khấu phương Nam
14:06 | 19/08/2020 Góc nhìn văn hóa
Diễn viên thử sức điện ảnh quốc tế
10:00 | 08/08/2020 Góc nhìn văn hóa
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK