Không phải Mỹ hay châu Âu, Ấn Độ mới là "trận địa" chính chống Covid-19
Cách đây hơn 3 tháng, không ai biết đến sự tồn tại của virus SARS-CoV-2. Hiện giờ virus này đã lây lan rộng gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 500.000 người bị mắc bệnh. Covid-19 đang gây sụp đổ các nền kinh tế, phá vỡ hệ thống chăm sóc sức khỏe, lấp đầy các bệnh viện và khiến không gian công cộng vắng bóng người.
| |
Chốt kiểm tra lệnh phong tỏa tại New Delhi ngày 25/03/2020. Ảnh: Reuters. |
Trận địa chính trong cuộc chiến chống Covid-19
Mỹ và các nước châu Âu là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhưng đây không phải là điểm dừng cuối cùng của virus SARS-CoV-2. Các nước châu Á cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng không kém. Một số chuyên gia cho rằng, không phải Mỹ hay châu Âu, mà Ấn Độ sẽ là "chiến trường" chính trong cuộc chiến chống Covid-19 thời gian tới. Nhận định này không phải là không có căn cứ.
Với việc phong tỏa đất nước trong 21 ngày, Ấn Độ đã nối dài danh sách các quốc gia thực hiện những biện pháp mạnh tay để đối phó với Covid-19 và kết quả của biện pháp này sẽ quyết định tương lai của đại dịch trên toàn cầu.
Trong một động thái chưa từng có, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 24/3 tuyên bố phong tỏa toàn bộ đất nước trong 3 tuần cho đến ngày 14/4. Ông Modi phát biểu với người dân rằng, cứu người là ưu tiên hàng đầu và giãn cách là biện pháp duy nhất để phá vỡ chu kỳ lây nhiễm của virus. “Nếu bạn bước ra khỏi nhà trong 21 ngày tới, bạn sẽ kéo đất nước thụt lùi 21 năm”, Tổng thống Modi cảnh báo.
Đây không phải cách nói cường điệu. Mà trên thực tế với dân số hơn 1,3 tỷ người, lớn thứ 2 thế giới, cách Ấn Độ phản ứng với cuộc khủng hoảng hiện giờ có thể quyết định quỹ đạo của dịch bệnh trên toàn thế giới.
“Tương lai của dịch bệnh phần lớn phụ thuộc vào những gì xảy ra ở các quốc gia lớn và đông dân như Ấn Độ”, Tiến sỹ Michael J Ryan, giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp về y tế của WHO cho biết. Ông Ryan cho rằng, Ấn Độ cần phải tiếp tục thực hiện các hành động mạnh mẽ ở cả cấp độ y tế công cộng và cấp độ xã hội mới có thể kiềm chế, kiểm soát và trấn áp dịch bệnh, cứu sống nhiều sinh mạng”.
Thách thức trong cuộc chiến chống Covid-19
Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong cuộc chiến chống Covid-19 như không đủ kinh phí chăm sóc sức khỏe, thiếu nước sạch và thiếu cơ sở vệ sinh tại nhiều khu vực, cùng với đó là mật độ dân số cao. Tại một số thành phố lớn nhất của Ấn Độ, cứ mỗi km2 có khoảng 420 người sinh sống, điều này khiến việc “giãn cách xã hội” và “tự cách ly” khó có thể thực hiện được nếu không có một chính sách phong tỏa được thực thi nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng thiếu đạo luật dành riêng cho tình hình đại dịch, dù chính phủ nước này đã tuyên bố Covid-19 là “một thảm họa cần được báo động” theo Luật quản lý thảm họa, cho phép chính quyền các bang chi thêm tiền từ Quỹ đối phó thảm họa bang (SDRF) để dập dập dịch. Đạo luật chính mà nước này áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp về y tế là Đạo luật dịch bệnh có từ năm 1897, vốn được ban hành để chống bệnh dịch hạch.
Các nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy những người bị cao huyết áp và bệnh tiểu đường nhiều khả năng sẽ bị nặng hơn nếu nhiễm virus SARS-CoV-2 và có thể tử vong. Trong khi đó, thống kê cho thấy, khoảng 1/3 dân số Ấn Độ bị cao huyết áp và cứ 10 người trưởng thành thì có hơn 1 người mắc bệnh tiểu đường. Tại Trung Quốc trẻ em ít bị ảnh hưởng hơn, nhưng ở Ấn Độ hiện nay đang có hàng triệu trẻ em suy dinh dưỡng, rất dễ bị mắc Covid-19.
Chưa hết, Ấn Độ có tỷ lệ bệnh nhân nhiễm lao và mắc viêm phổi cao. Thêm vào đó, thói quen hút thuốc và chất lượng không khí kém lại càng làm gia tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp. Một số người đang trông chờ vào sức nóng và độ ẩm của mùa hè của thể giúp quốc gia này hạn chế tình trạng lây lan của Covid-19, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cho thấy nhiệt độ gia tăng sẽ ngăn chặn bệnh dịch.
Nhiều chuyên gia đã lo ngại về khả năng ứng phó của Ấn Độ trước đại dịch Covid-19, đặc biệt khi nhìn vào tình hình ngày càng xấu đi tại các nước phát triển như Italy, Tây Ban Nha và Mỹ - những quốc gia có mật độ dân số thấp hơn và hệ thống y tế tiên tiến hơn.
Kịch bản ngày tận thế hay hy vọng thành công?
Tính đến ngày 27/3, Ấn Độ mới chỉ ghi nhận 20 trường hợp tử vong trên tổng số 753 ca mắc. Nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo rằng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể nhanh chóng tăng vọt. Trong trường hợp xấu nhất, 60% dân số Ấn Độ, khoảng 800 triệu người có thể bị nhiễm virus nguy hiểm này, Tiến sĩ Ramanan Laxminarayan, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về dịch bệnh, kinh tế và chính sách có trụ sở tại Mỹ đánh giá.
“Mô hình của chúng tôi dự đoán rằng vào giai đoạn đỉnh dịch, sẽ có 10 triệu bệnh nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng tại Ấn Độ”, ông Laxminarayan cho biết.
Ấn Độ có chưa đến 100.000 giường chăm sóc đặc biệt và 20.000 máy thở, hầu hết nằm ở các thành phố lớn. Vì vậy, khi số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân, hệ thống y tế tại nước này sẽ phải đối mặt với tình huống tương tự như ở Italy, khi mà các bác sỹ phải lựa chọn bệnh nhân để quyết định ai sẽ được dùng máy thở.
Tuy nhiên vẫn có hy vọng về việc ngăn chặn Covid-19, dựa vào việc đánh giá hồ sơ kiểm soát và xóa bỏ các bệnh dịch xảy ra trước đây của Ấn Độ. Theo ghi nhận của WHO, Ấn Độ là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc xóa sổ 2 “kẻ giết người thầm lặng” là bệnh đậu mùa và bệnh bại liệt.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Geneve, Tiến sỹ Ryan lưu ý rằng, số người tử vong vì bệnh đậu mùa trên hành tinh này còn lớn hơn số trường hợp tử vong trong tất cả các cuộc chiến tranh cộng lại và Ấn Độ, thông qua việc thực hiện “các biện pháp can thiệp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đã chấm dứt được dịch bệnh và trao một món quà tuyệt vời cho thế giới”.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đã loại bỏ được bệnh bại liệt, thực hiện một khối lượng lớn công việc nhằm giám sát, xác định các trường hợp mắc, tiêm vắc xin và làm những điều cần thiết khác.
Nếu Ấn Độ từng thành công trong quá khứ thì vẫn luôn có hy vọng quốc gia này sẽ thành công một lần nữa trong cuộc chiến chống Covid-19. Giai đoạn vài ngày tới sẽ rất quan trọng trong cuộc chiến này và thế giới cần phải theo dõi chặt chẽ.
Chuyên gia Laxminarayan cho rằng, Ấn Độ có thời gian từ 4 đến 6 tuần trước khi dịch bệnh Covid-19 lên đến đỉnh điểm. Vì vậy New Delhi cần phải tận dụng cơ hội này để xây dựng một cơ sở hạ tầng xét nghiệm quy mô lớn với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận để xác định người mắc bệnh, theo dõi và cách ly những người nghi nhiễm, đồng thời chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất. Các cơ sở cách ly và giường chăm sóc đặc biệt phải được thiết lập ở tất cả các bang trên toàn quốc./.
Tin liên quan

TP Hồ Chí Minh và Ấn Độ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin
15:56 | 27/02/2025 Kinh tế

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
09:53 | 09/01/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ảnh hưởng bởi những bất ổn thương mại, giá vàng thế giới tiếp tục lập kỷ lục
09:55 | 06/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Ngành Thuế sẽ điện tử hóa toàn diện các thủ tục hành chính

Quảng Ninh: Cao điểm ngăn chặn thuốc và sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Doanh số Lazada và Tiki sụt giảm mạnh do đâu

Hướng dẫn khai báo tên người xuất khẩu trên tờ khai hải quan nhập khẩu

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

Ngành Thuế sẽ điện tử hóa toàn diện các thủ tục hành chính

Đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện chính sách thuế mới

Chi cục Thuế khu vực XII: hỗ trợ người nộp thuế thực hiện chính sách thuế mới

Gỡ vướng nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

5 hoạt động phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: 100% cửa hàng xăng dầu áp dụng HĐĐT kết nối cơ quan thuế

Hoa Kỳ kết luận điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp pin năng lượng mặt trời nhập khẩu

Tìm kiếm cơ hội tại Indonesia - thị trường Halal lớn nhất thế giới

Xuất khẩu rau quả lao dốc

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép từ Việt Nam

Chính thức vận hành cầu cảng gần 1.000 tỷ đồng tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

Quảng Ninh: Cao điểm ngăn chặn thuốc và sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong hộp thực phẩm chức năng

Lạng Sơn: Triệt phá xưởng lắp ráp điện thoại lậu “khủng”

Hải quan khu vực III tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm giả

Cảnh sát biển bắt giữ 70.000 lít dầu và 700 m3 cát nhiễm mặn

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Hướng dẫn khai báo tên người xuất khẩu trên tờ khai hải quan nhập khẩu

Hộ, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Gỡ vướng nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Áp thuế là công cụ hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Sớm triển khai thông báo tạm hoãn xuất cảnh điện tử do nợ thuế

Hướng dẫn thủ tục miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ

Samsung hiện thực hóa mục tiêu sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất

Giá căn hộ tại Hà Nội diễn biến trái chiều

Khởi động dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025
