Không nên có thêm nhiều gói kích thích, hỗ trợ không cần thiết
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% năm 2020 và 7,8% trong năm 2021 | |
Giữa đại dịch, kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương | |
Động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế Đông Nam Á hậu Covid-19 |
Thưa ông, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để giảm thiếu tác động tiêu cực của dịch bệnh và khôi phục nền kinh tế. Với những nỗ lực đó, ông đánh giá như thế nào về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2020?
- Theo dự báo của cá nhân tôi thì triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2020 sẽ vào khoảng 2,5- 3%. Mức tăng trưởng của năm nay phụ thuộc vào tăng trưởng của kinh tế trong quý cuối cùng của năm cũng như phụ thuộc vào một số yếu tố tích cực, đơn cử như đầu tư công. Theo đó, chúng ta phải tích cực trong công tác giải ngân nguồn vốn này, bởi tiền đã sẵn có, các bước chuẩn bị đã được thực hiện trong quý 2 và quý 3. Vì thế tôi cho rằng giải ngân vốn đầu tư công sẽ được đẩy mạnh. Nhưng điều quan trọng là vẫn phải là nền kinh tế trong nước không bị suy giảm, chúng ta vẫn duy trì được sức cầu nội địa, điều đó sẽ rất tốt, cùng với đó đầu tư công sẽ tăng.
Đối với lĩnh vực xuất khẩu, lĩnh vực này trong năm 2020 tương đối tốt. Nếu quý 4/2020 tiếp tục duy trì đà phát triển của 9 tháng đầu năm thì sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng rất nhiều. Về tiêu dùng tư nhân và đầu tư nước ngoài, trong năm nay hai lĩnh vực này có thể giảm tương đối, đặc biệt là tiêu dùng, trong đó có tiêu dùng tư nhân, đầu tư tư nhân. Trong bối cảnh đó, đầu tư của nhà nước và xuất khẩu sẽ hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng của năm nay. Tuy nhiên bên cạnh đó, tăng trưởng cũng đối mặt một số rủi ro như, nếu dịch Covid-19 có thể bùng phát trở lại trên thế giới thì nền kinh tế có thể suy giảm trở lại và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm, ảnh hưởng đến xuất khẩu làm một số mặt hàng không thể khôi phục được, ví dụ như hàng dệt may, thủy sản... Thời tiết mùa đông dễ làm cho dịch bệnh bùng phát trở lại trên thế giới và đây là những rủi ro khó có thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, trong nước, dự kiến mưa bão sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của khu vực miền Trung. Đây là hai nguyên nhân khách quan, khó có thể kiểm soát được. Đối với rủi ro về phía chủ quan tôi cho rằng không đáng lo, vì điều hành tài khóa tiền tệ trong năm nay tạm thời đang rất tốt.
Về chất lượng tăng trưởng, ông từng nói tăng trưởng của chúng ta phụ thuộc nhiều vào cung tiền. Năm nay chúng ta được hỗ trợ rất nhiều từ khu vực xuất khẩu, vậy ông đánh giá như thế nào về chất lượng tăng trưởng kinh tế năm 2020, thưa ông?
- Về chất lượng tăng trưởng, tín dụng năm nay đã giảm vì nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp cũng giảm, nhưng mức giảm của tín dụng không như mức giảm của tăng trưởng GDP và mức giảm này là bình thường. Bên cạnh đó, hiện nay cấu phần của chất lượng tăng trưởng đang nghiêng về phía của khu vực nhà nước nhiều hơn (như đầu tư công) và vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, trong đó xuất khẩu của khu vực FDI vẫn lớn. Có điểm tích cực là chất lượng của khu vực kinh tế trong nước đang tăng nhanh, bởi tăng trưởng xuất khẩu của kinh tế trong nước 9 tháng tăng cao hơn mức tăng của khu vực FDI cũng như của cả nước nói chung. Đây là tín hiệu đáng mừng. Nhưng cần lưu ý là cấu phần đầu tư trong tăng trưởng lại giảm đi, trong khi đó đầu tư là rất quan trọng bởi đầu tư mới tạo ra vốn trong tương lai. Doanh nghiệp phải đầu tư thì mới có nhà máy, thiết bị mới, năng lực sản xuất trong tương lai mới tăng lên. Bệnh dịch hiện đang làm cho cấu phần đầu tư sụt giảm, kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài lẫn đầu tư từ khu vực trong nước. Đây là những yếu tố quan trọng liên quan đến chất lượng đầu tư, chất lượng tăng trưởng.
Trong nỗ lực khôi phục nền kinh tế, thêm một gói hỗ trợ đang được xây dựng. Gói hỗ trợ lần hai này có giá trị khoảng 150 nghìn tỷ đồng, cùng với gói hỗ trợ lần một thì quy mô các gói hỗ trợ vào khoảng 5% GDP, thuộc mức trung bình trong các nước ASEAN. Theo ông, chúng ta có nhiều dư địa để ban hành thêm gói hỗ trợ nền kinh tế với quy mô như vậy không?
- Tôi cho rằng Việt Nam không thể so với các nước về quy mô hỗ trợ, mà chúng ta phải đặt vấn đề là có cần phải hỗ trợ hay không. Bây giờ ai cần hỗ trợ và hỗ trợ như thế nào, những doanh nghiệp nào cần hỗ trợ và quy mô hỗ trợ là bao nhiêu, bài toán này quan trọng hơn. Nếu có hỗ trợ thì phải hỗ trợ đúng đối tượng và phải đến được tay người dân và doanh nghiệp cần. Tôi cho rằng, nếu tăng trưởng GDP ở trong mức 2-3%, người dân và doanh nghiệp vẫn ổn, những người mất việc sẽ có việc làm hoặc người ta vẫn duy trì được mức thu nhập để tồn tại qua khó khăn thì tôi nghĩ rằng không cần phải hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng lên 4-5% vì như thế là không bền vững.
Lĩnh vực xuất khẩu tiếp tục duy trì đà phát triển của 9 tháng đầu năm thì sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng rất nhiều. |
Nhìn một cách dài hơn, năm nay chúng ta tập trung vào thúc đẩy giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng, vốn được đẩy mạnh cho năm nay thì sang năm nền kinh tế có thể sẽ gặp những thách thức nào?
- Có một số rủi ro, trong đó rủi ro quan trọng nhất là dịch Covid-19 chưa được khống chế hoàn toàn trên thế giới thì xuất khẩu của mình sẽ bị ảnh hưởng, nhiều ngành nghề của mình sẽ không thể hồi phục được, ví dụ du lịch, hàng không, kể cả xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ... trong bối cảnh đó cần có nguồn lực của nhà nước để bù đắp lại. Áp lực tài khóa năm nay sẽ nặng hơn, nguồn thu dự kiến sẽ sụt giảm 14-15%, do đó, thâm hụt ngân sách sẽ tăng lên. Năm nay chúng ta có may mắn phần đầu tư công của năm trước dồn sang sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Câu hỏi đặt ra là nguồn vốn đầu tư cho năm sau sẽ như thế nào, bởi sang năm sẽ không còn nguồn vốn đầu tư công phải giải ngân lớn như năm nay. Thâm hụt ngân sách và nguồn lực tài chính cũng trong tình trạng hạn hẹp, nếu dịch bùng phát trở lại thì khả năng hỗ trợ cho tăng trưởng từ tài khóa là rất hạn hẹp. Do đó, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng không nên có thêm nhiều gói kích thích, hỗ trợ không cần thiết. Hiện nay kinh tế trong nước tương đối hồi phục, thời điểm người lao động bị mất việc, cần hỗ trợ ngay thì chúng ta chưa làm tốt được. Giai đoạn khó khăn nhất đã qua, nếu có thêm gói hỗ trợ mới thì họ cũng không được thụ hưởng nữa, chưa kể có thể những đối tượng không nhất thiết phải hỗ trợ lại được hỗ trợ. Trong bối cảnh tài khóa hạn hẹp, việc hỗ trợ phải trọng tâm, chi tiêu phải tiết kiệm.
Xin cảm ơn ông!
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Trong điều kiện chúng ta kiểm soát tốt dịch như hiện nay, đặc biệt là hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu của các DN tích cực như hiện nay thì dư nợ tín dụng trong năm nay có thể tăng khoảng hơn 9% là khả thi. Để đạt điều đó cần cơ cấu lại các khoản nợ đến hạn, khoản lãi đến hạn, nhưng một trong những giải pháp quan trọng nhất chính là giảm hồ sơ. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất cho vay, tổng mức giảm 3 lần khoảng 1,5-2%, tạo ra nguồn vốn rẻ cho các ngân hàng thương mại để các ngân hàng và các tổ chức tín dụng tổ chức cho vay với lãi suất thấp hơn dành cho các DN. Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực: Bức tranh khôi phục kinh tế của Việt nam có nét tương đồng với Trung Quốc. Kinh nghiệm của Trung Quốc là tập trung cho 3 trụ cột là tiêu dùng nội địa, đầu tư công và tập trung phục hồi xuất khẩu và họ đang có tháng thứ 3 xuất khẩu tăng liên tiếp. Bên cạnh đó, Trung Quốc tập trung nhiều cho phát triển công nghệ, nhất là trong phát triển kinh tế để làm động lực thúc đẩy, nhờ đó, các DN công nghệ, viễn thông của nước này có đà phát triển tốt trong thời gian qua. Đây là bài học cho Việt Nam trong khôi phục kinh tế hậu Covid-19. Với Việt Nam, việc lạm phát được kiểm soát tốt và đạt mục tiêu cũng là nhân tố rất quan trọng giúp khôi phục kinh tế đạt kết quả tốt hơn. Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Nguyễn Minh Cường: Theo Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2020 của ADB công bố ngày 15/9, dự kiến tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam ở mức 1,8% trong năm 2020 và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021. Dự báo này cũng tương đồng với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây. Sự sụt giảm của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 do nhiều nguyên nhân, cả trong nước và đầu tư bên ngoài. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn vẫn là tích cực. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, đầu tư thu hút FDI rất cần thiết. Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển qua giai đoạn thu hút FDI bằng ưu đãi. Bởi nếu thu hút bằng ưu đãi tài chính có thể sẽ gây ra hệ lụy nhất định, như vấn đề về chuyển giá.Hơn nữa, thế hệ nhà đầu tư mới quan tâm nhiều hơn các vấn đề về chất lượng cơ sở hạ tầng, logistics, năng lực chính sách, lao động chất lượng cao… thay vì các ưu đãi tài chính như trong giai đoạn trước đây, nên Việt Nam cần cân nhắc chú trọng về các vấn đề này. Nhìn chung, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước cũng đang phải đối phó với “bình thường mới” trong phát triển kinh tế. Để hỗ trợ nền kinh tế, các biện pháp hạ lãi suất là cần thiết, nhưng phải cân nhắc về lạm phát, vì lạm phát của Việt Nam đã gần 4%, hai là cân nhắc về nhu cầu tín dụng cũng như lợi nhuận ngân hàng. Nhưng cùng với đó, Việt Nam phải chú trọng biện pháp hỗ trợ từ chính sách tài khóa. Thu Hiền- H.Dịu (ghi) |
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK