Không để mất cân đối cung cầu, đánh giá "liều lượng" điều hành giá phù hợp
Tốc độ tăng/giảm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 4 tháng đầu năm 2024 so với tháng trước. Biểu đồ: H.Dịu |
CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 4 giá một số mặt hàng có biến động như giá gạo, giá thịt lợn hơi có xu hướng tăng, giá khí hoá lỏng (LPG) có xu hướng giảm, giá xăng dầu trong nước biến động theo cơ chế thị trường phù hợp diễn biến trên thị trường thế giới.
Về giá gạo, so với tháng 3/2024, giá thóc gạo tháng 4 tại miền Bắc tương đối ổn định, nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu, trong khi đó giá thóc tại miền Nam tăng do vào cuối vụ thu hoạch lúa Đông Xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long nên lượng cung giảm và giá gạo giảm do lượng cầu xuất khẩu giảm. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, giá thóc gạo tại miền Bắc có xu hướng ổn định, giá thóc gạo miền Nam có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2023. Giá thịt lợn hơi tháng 4/2024 tăng so với tháng 3/2024 do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Giá các loại thực phẩm tươi sống khác tương đối ổn định do nguồn cung dồi dào.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, Bộ Tài chính đánh giá, thị trường hàng hóa tương đối ổn định. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 1,19% so với tháng 12/2023 và tăng 0,07% so với tháng trước. Trong mức tăng 0,07% của CPI tháng 4/2024 so với tháng trước có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%. Như vậy, lạm phát cơ bản thấp hơn mức CPI bình quân, chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.
Tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm tăng giá bất hợp lý
Với kết quả như trên, trong tháng 5/2024 và thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Trong đó chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để triển khai, hướng dẫn Luật Giá năm 2023 đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong triển khai thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý, điều hành giá.
Bộ Tài chính cũng sẽ bám sát diễn biến tình hình giá cả trên thị trường, đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2024 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao, chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá năm 2024, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược như xăng, dầu... Trên cơ sở đó, chủ động tăng cường công tác phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá ngay từ đầu năm để góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu hàng hóa, xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá bất hợp lý.
Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với liều lượng thích hợp, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân.
Cơ quan quản lý giá cũng sẽ theo dõi, rà soát chặt chẽ việc kê khai giá, thông báo giá một số mặt hàng như: sách giáo khoa, khí hóa lỏng, đường, phân bón, dịch vụ cảng biển, thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuộc vắc xin dùng cho gia súc gia cầm... theo quy định của pháp luật. Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, Bộ Tài chính cho rằng cần tiếp tục điều hành thận trọng, phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ. Đánh giá kỹ bối cảnh, tác động, mức độ và liều lượng điều chỉnh để có phương án điều hành phù hợp khi điều kiện cho phép.
Đồng thời, tiếp tục triển khai tốt công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá cả thị trường; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo ra sự đồng thuận trong xã hội để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát.
Trong chỉ đạo mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã yêu cầu các Bộ: Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải theo dõi sát tình hình để xây dựng, cập nhật phương án, kịch bản điều hành giá đối với các mặt hàng cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý; tăng cường phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và các bộ, cơ quan liên quan để phân tích, dự báo, đánh giá tác động. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, chủ động tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát... cũng phải được tăng cường để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu tăng cường quản lý giá cả, thị trường, có lộ trình phù hợp điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các dịch vụ công; "không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương"…
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics