Khơi thông dòng chảy khách quốc tế
Tìm giải pháp thu hút khách quốc tế đến Việt Nam |
Diễn đàn đưa ra nhiều giải pháp nhằm thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Ảnh: T.D |
Nhiều tín hiệu tích cực
Đó là thông tin được Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đưa ra tại Diễn đàn lữ hành toàn quốc 2022 với chủ đề “Giải pháp phục hồi và phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam” diễn ra chiều ngày 8/9 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, sau 2 năm diễn ra đại dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động du lịch, với nhiều giải pháp hỗ trợ kịp thời, ngành du lịch đã dần phục hồi và phát triển trở lại. Doanh nghiệp du lịch đã quay trở lại thị trường và bắt đầu hồi phục.
Chỉ tính riêng trong 7 tháng năm 2022, doanh nghiệp du lịch đã đón tiếp và phục vụ tổng số 71,8 triệu lượt khách du lịch nội địa, vượt chỉ tiêu kế hoạch 60 triệu khách đề ra trong năm nay. Mặc dù vậy, lượng khách du lịch quốc tế còn hạn chế. Cả nước mới đón 733.400 lượt khách quốc tế đến trong 7 tháng năm 2022, đạt gần 15% so với kế hoạch đón 5 triệu khách quốc tế năm nay.
Lý giải nguyên nhân lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn hạn chế, ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết, Việt Nam hiện chưa phải là mùa du lịch quốc tế, xung đột Nga - Ucraina đã tác động đến việc nối lại đường bay Việt Nam – Nga, ảnh hưởng đến thị trường nguồn khách Nga đến Việt Nam, chính sách phòng chống địch, mở cửa của các nước khác nhau. Hầu hết các thị trường khu vực Đông Bắc Á (chiếm gần 70% khách quốc tế đến VN) hiện vẫn đang xiết chặt phòng chống dịch, như Trung Quốc hiện theo đuổi chính sách “Zero Covid” và đến nay chưa mở cửa du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đang tăng trưởng khoảng 50%- 75%, mức tăng cao thứ 4 thế giới, đặc biệt kể từ sau khi mở cửa hoàn toàn từ 15/3/2022. Chỉ số này của Việt Nam đã liên tục duy trì mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, hứa hẹn tốc độ phục hồi mạnh mẽ du lịch quốc tế của ngành du lịch nước nhà.
TPHCM là một trong những địa phương đón lượng khách du lịch lớn. Trong 7 tháng đầu năm, du lịch thành phố đã đã đón khoảng 13 triệu lượt khách du lịch nội địa và khoảng hơn 765 ngàn lượt khách quốc tế. Với tổng thu du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 76% so với kế hoạch năm 2022. Tuy nhiên, số lượng khách quốc tế nêu trên vẫn còn rất khiêm tốn so với trước đại dịch Covid-19 cũng như tiềm năng thu hút khách du lịch của thành phố.
Du khách tham quan gian hàng của doanh nghiệp lữ hành tại chương trình "Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam" diễn ra tại TPHCM từ ngày 8-9/8/2022. Ảnh: T.D |
Làm gì để thu hút khách quốc tế?
Theo đánh giá của các doanh nghiệp lữ hành, du lịch, nếu chưa phục hồi du lịch quốc tế thì chưa thể phục hồi doanh nghiệp Việt Nam. Chưa phục hồi du lịch Việt Nam thì chưa thể phục hồi hoàn toàn kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sau dịch. Ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Saigontourist Group cho biết, sau khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế từ ngày 15/3, thị trường nội địa đã chứng kiến sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ. Điều này giúp ngành du lịch vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn sau đại dịch, song các doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều trăn trở phía trước. Cụ thể, 80% công suất phòng tại các cơ sở lưu trú thuộc hệ thống Saigontourist trong năm phụ thuộc vào thị trường khách quốc tế nhưng hiện lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng quá thấp.
Theo đó, trong thời gian còn lại của năm 2022, ngành du lịch Việt Nam cần xây dựng kế hoạch tập trung đẩy mạnh các sự kiện kết nối, quảng bá sản phẩm tới thi trường du lịch quốc tế có tiềm năng như Mỹ, Ấn Độ, Úc, ASEAN… Đồng thời khảo sát nghiên cứu thị trường nhu cầu, thị hiếu khách hàng đặc biệt trong thời gian sau đại dịch.
Bà Cao Thị Tuyết Lan, Giám đốc điều hành Công ty du lịch và sự kiện Viettours chia sẻ, Cao Thị Tuyết Lan, Giám đốc điều hành Công ty du lịch và sự kiện Viettours cho rằng, cho rằng để giải bài toán làm sao nhanh chóng phục hồi thị trường khách quốc tế, ngành du lịch Việt Nam cần nhìn thẳng vào thực trạng hiện nay. Sau 2 năm bị kìm nén vì dịch bệnh, nhu cầu du lịch nội địa bùng phát mạnh mẽ đã khiến cơ sở hạ tầng ngành du lịch quá tải trầm trọng. Đơn cử mới đây, Viettours tổ chức đưa một đoàn khách MICE gồm 600 người tới TPHCM nhưng 1 khách sạn 5 sao quốc tế thông báo phải tới 23 giờ đêm mới có phòng cho du khách, nguyên nhân là vì không có người dọn phòng. Tương tự, các điểm đến đều thông báo "full" dịch vụ, hết phòng khiến công ty lữ hành không dám nhận thêm khách…
Ông Nguyễn Thiên Phúc, Giám đốc sản phẩm Vidotour Indochina cho rằng, là một doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp cần chính sách visa cởi mở hơn nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo điều kiện thuận nhất cho khách quốc tế đến Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cần khôi phục chính sách miễn thị thực giống như đã áp dụng trong năm 2019. Điều này sẽ thu hút được lượng khách du lịch ổn định.
Ngoài ra, nhằm tận dụng cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế những tháng cuối năm 2022, việc phát triển sản phẩm du lịch là một trong những vấn đề then chốt để tăng khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế sau đại dịch. Du lịch Việt Nam tiếp tục tập trung đầu tư, phát triển, làm mới các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo đang được khai thác…
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Điểm mới trong chương trình đánh giá năng lực cạnh tranh năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh
16:08 | 18/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics