Khơi nguồn năng lượng xanh từ đại ngàn Tây Nguyên
Hải quan Gia Lai – Kon Tum thu ngân sách tăng 760% | |
Hải quan các tỉnh Tây Nguyên “được mùa” thu ngân sách | |
Hải quan cửa khẩu Bờ Y: Thực hiện “3 tại chỗ”, vừa chống dịch vừa chống bão |
Công chức Hải quan Đắk Lắk làm thủ tục cho các thiết bị điện gió nhập khẩu. Ảnh: Hải quan Đắk Lắk |
Biến “đặc sản” thành năng lượng cho sản xuất
Cuối tháng 12, Tây Nguyên đang bước vào mùa gió, thời tiết hanh hao đi kèm những cơn gió lồng lộng, rít qua từng tán cây như báo hiệu mùa khô sắp bắt đầu. Chạy dọc theo tuyến quốc lộ 14 những ngày này, không khó để bắt gặp những trụ điện gió “khổng lồ” mới được xây dựng, như tô điểm thêm vẻ hùng vĩ của vùng đất cao nguyên này. Cùng với đó, những chuyến xe chở các thiết bị điện gió siêu trường, siêu trọng chạy trên đường, nối đuôi những chiếc xe chở nông sản đang vào mùa thu hoạch, cũng mang lại cho Tây Nguyên một sức sống mới thật khác lạ và đặc biệt.
Tây Nguyên - mảnh đất bazan được coi là thủ phủ của nhiều loại cây công nghiệp giá trị cao như cà phê, cao su, mắc ca… Đặc trưng khí hậu nơi đây không có 4 mùa rõ rệt, mà chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Thế nhưng nắng và gió thì quanh năm đều có. Thậm chí, có những thời điểm gió lớn quật đổ cả cây trồng, gây thiệt hại cho người dân. Nhiều vùng đất nắng như đổ lửa, thiếu nước tưới nên bị bỏ hoang… Thế nhưng, những bất lợi này lại đang chuyển dần thành lợi thế của Tây Nguyên khi các nhà khoa học và nhà đầu tư nhận thấy rằng nắng gió Tây Nguyên không chỉ là nguồn cảm hứng cho thơ ca, âm nhạc, mà còn là nguồn tài nguyên vô tận để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. Đây cũng là xu hướng phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của các địa phương cũng như định hướng của Chính phủ về phát triển năng lượng quốc gia. Từ đó, hàng loạt dự án điện gió ra đời ở Tây Nguyên.
Theo số liệu của Cục Hải quan Đắk Lắk, trong năm 2021, đơn vị đã làm thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho 13 dự án điện gió trên địa bàn 3 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với kim ngạch 970 triệu USD. Tương tự, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum cũng làm thủ tục cho 11 dự án điện gió. Những con số này đã cho thấy khối lượng công việc tăng đột biến tại các đơn vị Hải quan trong năm 2021, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều đợt giãn cách xã hội được triển khai để phòng chống dịch…
Thế nhưng, với tinh thần hỗ trợ hết mình cho DN và các dự án đầu tư, các đơn vị Hải quan trên địa bàn Tây Nguyên đã khắc phục mọi khó khăn, làm thủ tục và thông quan nhanh chóng, kịp thời tất cả các lô hàng XNK của DN. Theo đó, các tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đã được thành lập nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa đảm bảo hoạt động XNK được thông suốt.
"Các chi cục Hải quan đã tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn DN giải quyết thủ tục thông quan và giám sát hàng hóa ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ, bố trí cán bộ công chức sẵn sàng kiểm tra thực tế hàng hóa tại các điểm kiểm tra cách xa trụ sở cơ quan Hải quan khi có yêu cầu để thông quan hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN”, Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk Lê Văn Nhuận cho biết.
Đặc biệt, các hệ thống Hải quan điện tử, hệ thống dịch vụ công trực tuyến, các phần mềm làm việc trực tuyến đã phát huy hiệu quả rất tốt trong các thời điểm giãn cách xã hội. Các cán bộ công chức thường xuyên liên hệ với DN để nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kịp thời tháo gỡ cũng như phổ biến những quy định mới cho DN nắm bắt và thực hiện đúng.
Với những nỗ lực như vậy, hoạt động XNK trên địa bàn Tây Nguyên luôn được đảm bảo thông suốt, đặc biệt, việc nhập khẩu máy móc thiết bị cho các dự án điện gió được đưa vào thi công đúng tiến độ. Đến nay, nhiều dự án đã đi vào vận hành thương mại. Điển hình như tại Gia Lai, 11 trên tổng số 16 dự án điện gió đã được vận hành thương mại với 127 turbine, công suất 563,4 MW. Tại Đắk Lắk, Dự án điện gió Ea Nam của Công ty CP Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 tại huyện Ea H’leo cũng vừa đi vào vận hành thương mại. Đây là công trình thứ 2 tại Đắk Lắk đi vào hoạt động sau Dự án Trang trại phong điện Tây Nguyên… Việc vận hành các dự án đã đóng góp thêm nguồn năng lượng cho các hoạt động sản xuất khi nền kinh tế đang nỗ lực khôi phục sau đại dịch.
Nguồn thu lớn cho ngân sách
Sự ra đời của các dự án điện gió không chỉ góp phần thay đổi diện mạo của vùng đất Tây Nguyên mà còn mang về nguồn thu ngân sách rất lớn cho các địa phương nơi đây. Trong năm 2021, hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị cho các dự án đầu tư điện gió đã mang về hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Nguồn thu này không những bù đắp cho sự sụt giảm của nhiều khoản thu khác do ảnh hưởng của dịch bệnh, mà còn góp phần mang lại sự tăng trưởng ấn tượng về thu ngân sách trong năm 2021. Nếu như năm 2020, tổng số thu ngân sách của Cục Hải quan Đắk Lắk chỉ đạt 770 tỷ đồng thì năm 2021 con số này đã đạt tới trên 2.325 tỷ đồng, trong đó có hơn 1.600 tỷ đồng đóng góp của các dự án điện gió. Tương tự, tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum, số thu cũng ghi nhận hơn 2.400 tỷ đồng, tăng khoảng 900% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, số thu từ điện gió lên tới hơn 2.100 tỷ đồng.
Hiện vẫn còn một số dự án điện gió đang trong quá trình nhập khẩu máy móc thiết bị, hoặc mở rộng đầu tư, ngoài ra, nhiều dự án khác cũng vừa được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Do đó, dự báo các đơn vị Hải quan Tây Nguyên sẽ tiếp tục “bận rộn” với các dự án điện gió trong những năm tới. Tuy nhiên, tất cả đều rất hồ hởi và khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn để cải cách thủ tục hành chính, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thu hút thêm những dự án mới về với mảnh đất này. Dù địa bàn rộng lớn, địa hình đi lại khó khăn nhưng các công chức nơi đây vẫn vượt qua tất cả để hoàn thành nhiệm vụ.
Tạm biệt các công chức Hải quan Tây Nguyên, tôi mang theo nụ cười của các anh, các chị theo trên con đường đang nở rộ sắc vàng của hoa dã quỳ. Nụ cười ấy tựa như cái nắng, cái gió của mảnh đất Tây Nguyên, ai gặp rồi cũng đều nhớ mãi. Và cái nắng cái gió ấy đang từng bước chuyển mình để trở thành nguồn năng lượng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai không chỉ riêng của Tây Nguyên mà cả đất nước.
Tin liên quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Chủ động phương án đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan tại sân bay quốc tế Long Thành
14:24 | 19/12/2024 Hải quan
(Infographics) Kết quả thu của 10 đơn vị hải quan tỉnh, thành phố
08:11 | 19/12/2024 Hải quan
Hải quan An Giang đưa ra nhiều lưu ý giúp doanh nghiệp nâng cao tính tuân thủ
21:15 | 18/12/2024 Hải quan
Hải quan Bắc Ninh hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
15:08 | 18/12/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ngãi đối thoại với trên 100 doanh nghiệp xuất nhập khẩu
14:13 | 18/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics