Kho bạc Nhà nước cải cách hành chính đồng bộ 6 lĩnh vực
Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Thái Nguyên. Ảnh: TL. |
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính
Xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, hệ thống KBNN đã từng bước đổi mới các nội dung, hình thức thực hiện, đẩy mạnh CCHC trên nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Cùng với sự triển khai quyết liệt công tác CCHC của Chính phủ, các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, KBNN đã đẩy mạnh CCHC đồng bộ trên cả 6 lĩnh vực: cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Trong đó, tập trung cải cách TTHC theo quan điểm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực của CCHC.
Đến thời điểm hiện tại, cơ chế, chính sách quy định về TTHC thuộc lĩnh vực KBNN ngày càng được hoàn thiện theo hướng vừa đẩy mạnh cải cách, vừa bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn. Kết qủa này có được là nhờ việc KBNN đã rà soát, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC thuộc lĩnh vực KBNN. Đặc biệt, kể từ năm 2020, sự ra đời của Nghị định số 11/2020/NĐ-CP quy định TTHC thuộc lĩnh vực KBNN đã giúp cắt giảm nhiều thành phần hồ sơ; bãi bỏ nhiều chỉ tiêu của 43 mẫu tờ khai TTHC; giảm thời hạn giải quyết của tất cả TTHC; đồng thời, bổ sung thêm quy định việc gửi, nhận và trả kết quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.
Có thể thấy, TTHC thuộc lĩnh vực KBNN được cải cách theo hướng vừa lấy khách hàng là trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công của KBNN vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của KBNN. Đơn cử như đối với thủ tục thuộc lĩnh vực thu NSNN, KBNN đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp trong công tác thu NSNN. Nhờ đó đã mở rộng không gian, thời gian nộp NSNN, đa dạng hình thức và địa điểm thu nộp NSNN, thủ tục thu NSNN được đơn giản, giảm thiểu thời gian nộp tiền cho người nộp thuế (giảm từ 30 phút xuống còn 5 phút/giao dịch), tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong công tác tổ chức thu NSNN; góp phần tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho NSNN và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Còn đối với thủ tục kiểm soát chi NSNN, quy trình, thủ tục được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian kiểm soát (từ 7 ngày xuống còn 3 ngày làm việc đối với các khoản chi đầu tư; 1 ngày làm việc đối với các khoản chi "thanh toán trước, kiểm soát sau") và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong chu trình chi NSNN. KBNN cũng đã thực hiện kiểm soát chi theo rủi ro; kiểm soát chi theo cơ chế khoán chi; cơ chế kiểm soát cam kết chi từng bước được hoàn thiện, tiệm cận với thông lệ quốc tế, góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán.
“Điểm sáng” trong CCHC của KBNN phải kể đến là việc hệ thống KBNN triển khai tiếp nhận và trả kết quả qua Dịch vụ công trực tuyến từ năm 2018. Qua 5 năm triển khai, sau nhiều lần cải cách, cập nhật, Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của KBNN đã góp phần rút ngắn thời gian giải ngân, tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình nộp hồ sơ thanh toán, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như thời gian vừa qua, công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết hồ sơ TTHC và từng bước hướng tới kiểm soát chi điện tử.
Tăng cường giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính
Song song với việc cải cách TTHC, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình TTHC của công chức KBNN cũng được KBNN chú trọng quan tâm. KBNN luôn xác định công tác kiểm tra, giám sát nội bộ là công cụ hết sức quan trọng của thủ trưởng các đơn vị KBNN các cấp trong quản trị hệ thống và phục vụ khách hàng giao dịch. Trong thời gian qua, KBNN đã ban hành 2 quy chế về kiểm soát, phòng ngừa rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN, kế toán và thanh toán tại hệ thống KBNN và nhiều quy trình giám sát từ xa hoạt động nghiệp vụ KBNN. Đây vừa là văn bản có tính quy định bắt buộc vừa là cẩm nang để các đơn vị KBNN có các hành động phòng ngừa rủi ro, tăng cường giám sát hệ thống, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Để tăng hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, KBNN đã chỉ đạo các đơn vị KBNN gắn kết quả kiểm tra, giám sát với trách nhiệm của người đứng đầu KBNN các cấp, với công tác đánh giá, xếp loại công chức, công tác thi đua, khen thưởng hàng năm.
Bên cạnh đó, KBNN đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực để siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần và thái độ phục vụ khách hàng giao dịch, không để tình trạng gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu với các đơn vị sử dụng NSNN như: xử lý nghiêm, điều chuyển ngay các công chức nhiều lần bị khách hàng phản ánh thái độ phục vụ kém; tăng cường kiểm tra đột xuất các đơn vị thuộc và trực thuộc có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp hài hòa giữa kiểm tra trực tiếp, kiểm tra đột xuất và giám sát từ xa…
Có thể nói, nhờ những bước tiến về CCHC, đến nay, KBNN đã cơ bản hình thành Kho bạc điện tử (các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại) và Kho bạc "3 không" - không chứng từ giấy, không khách giao dịch trực tiếp và không giao dịch tiền mặt tại trụ sở Kho bạc. Trong 2 năm liên tiếp (năm 2020 và 2021), KBNN đứng ở vị trí thứ hai trong số các đơn vị thuộc khối tổng cục thuộc Bộ Tài chính thực hiện tốt công tác CCHC; đạt tỷ lệ 94,5% đơn vị, tổ chức, cá nhân đánh giá mức độ hài lòng trong đợt khảo sát của hệ thống KBNN năm 2022.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics