Khai xuất xứ, ghi nhãn thế nào cho đúng?
CBCC Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh |
Theo Tổng cục Hải quan, thời gian qua đã ghi nhận được phản ánh vướng mắc của một số cục hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp liên quan đến ghi xuất xứ trên hàng hóa, bao bì hàng hóa và khai xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan xuất khẩu trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng xuất xứ Việt Nam khi áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi theo quy định tại Thông tư 05/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Cụ thể, về trường hợp hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng quy tắc xuất xứ Việt Nam căn cứ theo hoạt động sản xuất, gia công chế biến, Tổng cục Hải quan nêu ví dụ, DN nhập khẩu chân gà từ Braxin, Nhật Bản, Hàn Quốc… về để gia công, sản xuất xuất khẩu; các công đoạn sản xuất gồm: Làm sạch, cắt móng, tẩm ướp gia vị, đóng gói (hút chân không), sau đó xuất khẩu.
Hay trường hợp DN nhập khẩu mặt hàng như cá hồi, cá basa nguyên con… có xuất xứ từ Nauy, Chile, Đan Mạch… và sản xuất sản phẩm là cá hồi, cá basa cắt lát, cắt miếng xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan…
DN nhập khẩu bán thành phẩm (ví dụ áo đã cắt sẵn) sau đó may thành áo thành phẩm xuất khẩu.
Theo quan điểm của Tổng cục Hải quan, các trường hợp nêu trên là gia công đơn giản theo quy định tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó, khi xuất khẩu DN không được khai hàng hóa có xuất xứ Việt Nam trên tờ khai hải quan và ghi xuất xứ Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa xuất khẩu vì hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP, Thông tư 05/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan qua rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn trường hợp trên hàng hóa được xác định xuất xứ, sản xuất ở đâu cũng như thể hiện thông tin về xuất xứ trên nhãn hàng hóa như thế nào?
Chính vì vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ cho ý kiến về việc DN ghi xuất xứ như thế nào trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, trên tờ khai hải quan xuất khẩu.
Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ cần có văn bản hướng dẫn trường hợp hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng quy tắc xuất xứ Việt Nam thì trên nhãn hàng hóa chỉ được thể hiện dòng chữ “lắp ráp tại Việt Nam”, không được thể hiện các cụm từ “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” bằng tiếng Việt hoặc các ngôn ngữ khác tương ứng.
Đối với trường hợp việc ghi xuất xứ trên hàng hóa là bán thành phẩm theo yêu cầu của đối tác gia công nước ngoài, Tổng cục Hải quan nêu trường hợp: DN Việt Nam ký hợp đồng gia công hoặc sản xuất xuất khẩu sản phẩm mũ giày với đối tác là công ty mẹ tại Nhật Bản. Theo yêu cầu của đối tác, DN Việt Nam gia công, sản xuất sản phẩm mũ giày và in dòng chữ “Made in Japan” để sản phẩm xuất khẩu san Nhật Bản để tiếp tục sản xuất giày.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan việc in sẵn dòng chữ “Made in Japan” trên mũ giày xuất khẩu thì chưa có hướng dẫn cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Trường hợp này, nếu hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định thì doanh nghiệp sẽ khai xuất xứ Việt Nam trên tờ khai xuất khẩu.
Để có cơ sở hướng dẫn các đơn vị hải quan địa phương thực hiện thống nhất, Tổng cục Hải quan đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến về việc doanh nghiệp in dòng chữ “Made in Japan” trên sản phẩm xuất khẩu có phù hợp với quy định hiện hành về xuất xứ hàng hóa và ghi nhãn hay không?
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Tiêu hủy hơn 1 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc
11:03 | 30/09/2024 An ninh XNK
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chile chính thức cấp C/O mẫu VC bản điện tử từ ngày 1/11/2024
15:03 | 16/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK