Họp bàn tháo "điểm nghẽn" giải ngân vốn đầu tư tại 5 tỉnh
Toàn cản Hội nghị. Ảnh: TL. |
Nhiều vướng mắc trong giải ngân
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao Tổ trưởng tổ công tác số 6 thực hiện kiểm tra công tác giải ngân đầu tư công trong 4 tháng đầu năm 2022 tập trung vào 5 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Yên, Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hoà.
Theo báo cáo, số vốn đầu tư công Chính phủ giao cho 5 tỉnh là 26.000 tỷ đồng và hiện nay mới giải ngân được 5.500 tỷ đồng.
"Như vậy đã gần hết nửa năm, nhưng tỷ lệ giải ngân tại các địa phương này còn thấp. Nếu như tính cả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia vừa phân bổ, nguồn vốn ngân sách nhà nước và gói kích cầu thì số giải ngân này là rất thấp. Tại buổi làm việc này, chúng tôi muốn nghe ý kiến của các tỉnh và các bộ ngành về khó khăn, vướng mắc đang là lực cản khiến các tỉnh không thể giải ngân. Đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục, cũng như kiến nghị Chính phủ và các cơ quan thẩm quyền tháo gỡ nút thắt. Trên cơ sở các kiến nghị, chúng tôi sẽ tập hợp báo cáo Chính phủ trình cấp thẩm quyền giải quyết khó khăn", Bộ trưởng nói.
Báo cáo tại buổi làm việc, bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, đến thời điểm hiện tại, tỉnh này đã thực hiện phân bổ 100% kế hoạch vốn đồng thời cũng đã giải ngân đạt 20% kế hoạch. Theo bà Trần Tuệ Hiền, nguyên nhân khiến công tác giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh gặp khó khăn đó là do công tác giải phóng mặt bằng chậm; thời gian thực hiện phê duyệt các bản vẽ thiết kế thi công mất nhiều thời gian. Hơn nữa, còn có những nguyên nhân khách quan như việc tăng giá nguyên vật liệu, mùa mưa đến sớm nên đã ảnh hưởng tới tiến độ thi công.
Hay như tại tỉnh Vĩnh Phúc, ông Vũ Việt Văn, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, nguyên nhân khiến cho đến thời điểm 4/5 tỉnh này mới giải ngân đạt hơn 21% kế hoạch là do dịch Covid-19 cũng như thời điểm lễ tết đầu năm nhiều công trình bị giãn thi công. Hơn nữa, tại tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều dự án trọng điểm có quy mô tổng mức đầu tư lớn khiến thời gian thực hiện thủ tục đầu tư mất thời gian. Hơn nữa, theo lãnh đạo tỉnh này, còn một khó khăn khác là thẩm quyền trong việc kéo dài thực hiện, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm của các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương còn chưa linh hoạt.
Cũng như tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Phước, hiện nay, công tác giải ngân vốn đầu tư công của 3 tỉnh còn lại là Bình Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên cũng gặp nhiều khó khăn. Ngoài những nguyên nhân khách quan khá tương đồng thì tại mỗi địa phương lại có vướng mắc liên quan đến từng dự án cụ thể.
Đánh giá về công tác giải ngân của các tỉnh này, ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Địa phương và Lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thực tế cho thấy công tác thực hiện giải ngân vốn đầu tư công ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài các nguyên nhân như về giải phóng mặt bằng, giá cả nguyên nhiên vật liệu, thời tiết, dịch bệnh thì thực tế cho thấy dù nhiều tỉnh đã thực hiện phân cấp nhưng công tác giải ngân vẫn chưa đi đôi với nâng cao năng lực. Nhiều dự án thực hiện chậm do còn lúng túng trong công tác triển khai. Hay năng lực của một số chủ đầu tư cũng như nhà thầu còn yếu kém, khả năng tài chính thấp nên không đáp ứng được các yếu tố đầu vào khiến công tác thực hiện thi công tác công trình bị đình trệ.
Đôn đốc, giải quyết vướng mắc ngay tại hiện trường
Gửi kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ Tài chính tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi những vướng mắc về chính sách pháp luật về đầu tư công như: thẩm quyền kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách địa phương; thẩm quyền phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư nhiệm vụ quy hoạch.
Hay như tại tỉnh Bình Thuận, ông Lê Ngọc Tiến, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cũng đề nghị có văn bản hướng dẫn việc bố trí vốn đầu tư công để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch đấu giá tạo nguồn thu ngân sách địa phương là cơ sở để phân khai cho các dự án đền bù tạo quỹ đất của tỉnh trong năm 2022. Đồng thời đề nghị sớm giao kế hoạch bổ sung dự toán ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển kết câú hạ tầng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Bà Trần Tuệ Hiền cũng đề nghị sớm có hướng dẫn xử lý việc tăng giá nguyên nhiên, vật liệu để địa phương có căn cứ thực hiện điều chỉnh các dự án. Cùng với đó là cho phép địa phương trình HĐND tỉnh phân bổ kế hoạch vốn năm trước 6 tháng (đối với nguồn ngân sách địa phương) để thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công - dự toán.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá, 4 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân tại 5 tỉnh vẫn thấp so với yêu cầu, nhất là trong điều kiện hiện nay khi vừa trải qua dịch Covid-19 khiến nền kinh tế đi xuống đặt ra yêu cầu phải tăng cường đầu tư công, càng giải ngân nhiều càng phục hồi nhanh để đảm bảo tăng trưởng GDP, giải quyết việc tăng thu cho ngân sách nhà nước.
"Theo báo cáo của các tỉnh, thủ tục hiện nay còn nhiều nút thắt như: thủ tục đầu tư chậm; vấn đề đấu thầu hợp đồng chậm; phân bổ vốn chậm; giải phóng mặt bằng nhiều khó khăn; xung đột về giá... Đây là những vấn đề cần tập trung tháo gỡ. Tuy nhiên, quan trọng hơn là công tác thực hiện phải chủ động, các tỉnh phải thực hiện đôn đốc, giải quyết vướng mắt ngay tại hiện trường", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Với 5 tỉnh tham gia buổi làm việc hôm nay, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị phải nhanh chóng phân bổ vốn, tập trung tháo gỡ vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Cùng với đó phải thực hiện đôn đốc thi công nhanh chóng, bố trí vốn đầu tư để tạm ứng thanh toán; rà soát điều chỉnh vốn từ các dự án chậm sang các dự án có tiến độ nhanh.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh phải giao 1 đồng chí phó chủ tịch phụ trách chuyên trách làm trưởng ban chỉ đạo, trong đó tập trung đôn đốc công tác giải phóng mặt bằng. Với những trường hợp chậm trễ phải có giải pháp quyết liệt xử lý.
Với những vướng mắc liên quan đến pháp lý, Bộ Tài chính sẽ tiếp thu ý kiến và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Những vấn đề liên quan đến Luật thì sẽ xin Quốc hội cho Nghị quyết.
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics