Học sinh nhiều địa phương vẫn thiếu thiết bị học tập trực tuyến
Theo Bộ GD-ĐT, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy và học tập trực tuyến là phương thức chính. Ảnh: Nguyễn Trang |
Theo rà soát của ngành Giáo dục còn hàng triệu học sinh vì điều kiện kinh tế gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã không đủ khả năng trang bị thiết bị học tập trực tuyến thiết yếu như: Máy tính, máy tính bảng, tivi... Khó khăn này khiến các em không có cơ hội được học tập khi ngành Giáo dục chuyển trạng thái hoạt động sang dạy học trực tuyến - điều thiết yếu và không thể tránh khỏi trong dịch Covid -19.
Đơn cử, tại Đắk Lắk tỷ lệ học sinh không có điều kiện học trực tuyến qua internet, trên truyền hình ở bậc Trung học phổ thông là 61.443 học sinh; Trung học cơ sở là 127.634 học sinh; bậc Tiểu học là 189.978 học sinh. Theo thống kê sơ bộ, hiện TPHCM thiếu khoảng 77.000 máy tính để học sinh học trực tuyến. Tại Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, có tới hơn 8.000 học sinh chưa thể tiếp cận học trực tuyến vì thiếu thiết bị hỗ trợ.
Để không đánh mất cơ hội học tập cho học sinh không đủ thiết bị học trực tuyến, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức dạy học đại trà qua truyền hình cho học sinh phổ thông, đặc biệt là cấp THCS và tiểu học.
TS Vũ Ngọc Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho biết: Hiện nay, ngành giáo dục vẫn dành ưu tiên áp dụng đại trà phương thức dạy học trực tuyến cho cả 3 cấp học của giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến trên thực tế chỉ mang lại thuận lợi cho một bộ phận nhỏ học sinh có điều kiện. Các hạn chế của phương thức dạy học này là gây khó khăn lớn cho gia đình và học sinh ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong việc mua sắm thiết bị dạy học; tạo áp lực cho học sinh cả về phương diện sức khoẻ, tâm lý nếu duy trì việc ngồi học trước máy tính, điện thoại trong thời gian dài.
Trong khi đó, dạy học qua truyền hình là phương thức dạy học truyền thống đã được triển khai rất phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Phương thức này có ưu việt là dễ tiếp cận tới tận từng người học, bất kể giàu nghèo, có chi phí thấp nếu tận dụng được hệ thống mạng lưới truyền hình sẵn có từ Trung ương đến địa phương.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy học trực tuyến là phương thức chính, dạy học trên truyền hình sẽ là phương thức bổ trợ quan trọng nhất, đặc biệt là đối với lớp 1 và lớp 2.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hiện nay, Bộ GD&ĐT đã tổ chức xây dựng video bài giảng dạy trên truyền hình cho một số môn học ở các lớp 1, 2, 6. Đối với các lớp còn lại, Bộ lên phương án tổng hợp các nguồn bài giảng hiện có ở địa phương, kết hợp điều phối, phân công địa phương và xã hội hóa việc sản xuất bài giảng. Ngoài ra, ở những nơi khó khăn về dạy học trực tuyến, trên truyền hình, các nhà trường sẽ thực hiện phát phiếu học tập đến học sinh để đảm bảo việc học không bị gián đoạn.
Cùng với đó, Bộ GD&ĐT đã phối hợp cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT và chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, ngành giáo dục Hà Nội triển khai trương trình “Máy tính cho em”. Tính đến ngày 12/9/2021, chương trình đã quyên góp được 2.345 máy tính và thiết bị, hỗ trợ kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có máy tính, điện thoại thông minh để học tập trực tuyến.
Tin liên quan
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh
13:39 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé MILO trao tặng máy tính cho các trường tiểu học vùng cao
10:26 | 22/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK