Hình thành hệ sinh thái cho thanh toán không dùng tiền mặt
"Thúc" hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp: Không cho phép sử dụng hóa đơn khi bán hàng | |
Hệ sinh thái xúc tiến thương mại | |
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt với "Ngày Thẻ Việt Nam 2020" |
Các ngân hàng đã và đang "chạy đua" để phát triển ngân hàng số. Ảnh: ST |
Một ứng dụng, vạn kết nối
Với hệ sinh thái thanh toán số, chỉ cần một thiết bị có kết nối mạng, người tiêu dùng dễ dàng thao tác, thực hiện nhiều loại hình dịch vụ khác nhau (về tài chính, ngân hàng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ trực tuyến, thanh toán các hóa đơn điện, nước, nộp các khoản, phí, lệ phí,...), không cần trực tiếp đến nơi giao dịch, cũng như không cần thực hiện các thủ tục giấy tờ phức tạp. Bên cạnh đó, qua hệ sinh thái thanh toán số, các thông tin, lịch sử giao dịch của khách hàng cũng được lưu trữ, bảo mật.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, hiện khoảng 94% ngân hàng đã bước đầu triển khai hoặc xây dựng chiến lược chuyển đổi số.
Theo đại diện ABBank, việc áp dụng phương thức thanh toán không tiền mặt đang dần phổ biến hơn vì người dùng ưu tiên cho sự nhanh chóng, tự do và giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp. Chính vì thế, trong hơn 1 năm qua, hàng loạt ngân hàng đã chuyển đổi lên ngân hàng số, tạo thành “cuộc chiến” cạnh tranh giành thị phần rất sôi động, giúp người tiêu dùng được hưởng lợi.
Mới đây, LienVietPostBank đã ra mắt ứng dụng ngân hàng số LienViet24h trên cơ sở hợp nhất các nền tảng online, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. SeABank cũng ra mắt ứng dụng ngân hàng số SeAMobile, với sự đồng nhất tất cả trải nghiệm, giao diện và tính năng ở mọi nền tảng máy tính, thiết bị di động với tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng, giúp khách hàng thanh toán mọi loại hóa đơn. Vietcombank cũng ra mắt dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank, giúp khách hàng trải nghiệm mọi tiện ích tài chính từ chuyển tiền, gửi tiết kiệm tới thanh toán hóa đơn, bảo hiểm, học phí, dịch vụ hành chính công, mua sắm trực tuyến…
Báo cáo của TPBank cho thấy, lượng người dùng dịch vụ ngân hàng số của ngân hàng đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua, với mức tăng trung bình hơn 30% mỗi năm. Tỷ lệ số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số trên tổng giao dịch của TPBank đã tăng từ 72% cuối năm 2018 lên 83% ở thời điểm cuối tháng 6/2020. Tương tự, tại HDBank, chỉ sau 1 tháng triển khai kể từ ngày 1/8/2020, phương thức xác thực eKYC trên ứng dụng ngân hàng điện tử của HDBank đã thu hút gần 15.000 khách hàng đăng ký.
Chính nhờ những thay đổi mạnh mẽ như trên, thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ.
Theo thống kê của NHNN, đến cuối tháng 8, toàn thị trường có khoảng 75 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Các đơn vị đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán, với việc áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc, sử dụng QR Code, mã token, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS,...
Mới đây, sau thời gian dài chờ đợi, NHNN đã ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN. Theo đó, các quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC), vốn được ví như “chìa khóa” mở cánh cửa cung cấp dịch vụ số cho các ngân hàng, đã được bổ sung. Bởi chỉ trong 4 tháng khi NHNN cho phép các ngân hàng triển khai thí điểm eKYC, lượng khách hàng đăng ký đều tăng đột biến.
Sẽ có thành công và cả không thành công
Mặc dù vậy, việc phát triển một hệ sinh thái cho thanh toán không dùng tiền mặt tại nước ta vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía, cả khách quan và chủ quan, mỗi lĩnh vực, mỗi ngành hàng lại có những khó khăn khác nhau.
Chẳng hạn, với lĩnh vực thương mại điện tử, số lượng và giá trị giao dịch tại Việt Nam hiện đã tăng mạnh, nhưng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt lại chưa có sự tăng trưởng tương ứng.
Về vấn đề này, ông Hoàng Quốc Quyền, đại diện của sàn thương mại điện tử Tiki chia sẻ, Tiki có tới 5 triệu đơn hàng 1 tháng, nhưng số lượng đơn thanh toán trực tuyến chỉ chiếm khoảng 40%, trong khi con số này tại Indonesia và Malaysia lên tới 85%. Theo ông Quyền, nguyên nhân xuất phát từ lòng tin của người tiêu dùng, bởi nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh trực tuyến lừa đảo, gian lận khiến khách hàng không có nhiều niềm tin để chấp nhận thanh toán trực tuyến trước, mà phải chờ đến khi nhận hàng, kiểm tra hàng mới thanh toán bằng tiền mặt.
Còn tại các ngân hàng, thanh toán trực tuyến, sử dụng các giao dịch trên ngân hàng điện tử đã phát triển mạnh, nhưng đâu đó vẫn nổi lên những vụ việc khách hàng bị lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản, rút trộm tiền trong thẻ tín dụng, mất cắp sổ tiết kiệm… khiến không ít người tỏ ra e ngại khi giao dịch trực tuyến.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN cho hay, thói quen, tâm lý thích sử dụng tiền mặt của người dân mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn khá phổ biến. Một bộ phận người sử dụng còn có tâm lý e ngại khi tiếp cận công nghệ thanh toán mới, cũng như lo ngại về an ninh, an toàn khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử.
Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ sinh thái ngân hàng số, thanh toán điện tử là khá lớn, nên nhiều ngân hàng thương mại phải cân nhắc, tính toán với vấn đề đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Theo ông Dương Trọng Trữ, Giám đốc Ngân hàng số của LienVietPostBank, ngân hàng số ở Việt Nam hiện vẫn đang ở giai đoạn khởi động, sẽ có ngân hàng chuyển đổi thành công và không thành công, nên đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và định hướng chiến lược dài hạn của ngân hàng.
Trước những khó khăn nêu trên, ông Phạm Tiến Dũng cho rằng, các cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt; nghiên cứu, đưa ra các chính sách ưu đãi (về thuế, phí), cơ chế chia sẻ phí hợp lý giữa các bên liên quan, đảm bảo các bên tham gia giao dịch đều được hưởng lợi, nhất là các điểm chấp nhận thanh toán; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt…
Có thể thấy rằng, để việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, thiết thực, ngành Ngân hàng nếu đi một mình thì khó có thể “kham” nổi việc này bởi phụ thuộc nhiều vào năng lực tài chính, nhân lực. Do đó, công cuộc này cần có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ các cơ quan có thẩm quyền, cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Thanh toán điện tử trong các dịch vụ hành chính công được quyết liệt triển khai Chính phủ đã khai trương, đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia với sự tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến, giúp người dân, doanh nghiệp có thể dùng tài khoản tại ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thanh toán trực tuyến phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công; nhiều bộ, ngành cũng đã có những chỉ đạo, giải pháp để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Đến nay, 50 ngân hàng thương mại hoàn thành kết nối thanh toán thuế điện tử với cơ quan Thuế, Hải quan trên 63 tỉnh, thành phố, 95% số thu hải quan thực hiện qua ngân hàng; 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử. 93,9% đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản, tăng so với tỷ lệ 81% tại thời điểm cuối năm 2016… Hơn 30 bệnh viện triển khai thanh toán viện phí điện tử. 27 ngân hàng thương mại và 10 tổ chức trung gian thanh toán phối hợp thu tiền điện, giúp doanh thu tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thanh toán qua ngân hàng lên tới gần 90%… |
Tin liên quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
TP Hồ Chí Minh: Tập trung 4 nhóm giải pháp phát triển kinh tế số
20:55 | 04/12/2024 Kinh tế
MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số
10:10 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics