Hiến kế khơi thông dòng vốn trung - dài hạn
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 phiên Hiến kế về tài chính - tín dụng. Ảnh: H.Anh. |
Diễn đàn được tổ chức trong hai ngày 2 và 3/5/2019 với chủ đề “Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị TW 5 khoá XII và Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ”
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, sáng ngày 2/5 đã diễn ra phiên hiến kế về tài chính - tín dụng tại Hội thảo chuyên đề 4 với chủ đề: “Khơi thông dòng vốn trung - dài hạn cho phát triển kinh tế - xã hội”.
Hội thảo chuyên đề “Khơi thông dòng vốn trung - dài hạn cho phát triển kinh tế - xã hội” do ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam và ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính đồng chủ trì.
Tham dự Hội thảo có gần 300 đại biểu đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, DN, ngân hàng thương mại và các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế.
Theo Ban tổ chức, ngày 3/6/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết 10 cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có nhiệm vụ phải tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, nhất là tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân.
Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận vay vốn ngân hàng, huy động vốn trên thị trường chứng khoán, nhất là phát hành trái phiếu DN và sử dụng các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý; Phát triển đa dạng các định chế tài chính, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ bảo lãnh tín dụng, các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức tư vấn tài chính, dịch vụ kế toán, kiểm toán, thẩm định giá, xếp hạng tín nhiệm…; Đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển đồng bộ thị trường chứng khoán, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu DN và các thị trường chứng khoán phái sinh để thị trường chứng khoán thực sự trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của các DN tư nhân.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết 10, với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng tài chính và DN, kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển quan trọng.
Các chủ trương, quan điểm của Nghị quyết 10 từng bước được thể chế hóa; nhiều chính sách, pháp luật đã được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương ban hành nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kinh tế tư nhân phát triển.
Hệ thống tài chính, ngân hàng tiếp tục được củng cố, cơ cấu lại và phát triển ổn định, an toàn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn, dịch vụ tài chính, ngân hàng cho nền kinh tế. Kinh tế tư nhân tiếp cận thuận lợi, bình đẳng hơn các nguồn vốn chính thức và các thị trường các yếu tố sản xuất.
Năm 2018, tỷ lệ dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng so GDP hơn 130%; quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 71,6% GDP, vượt chỉ tiêu 70% GDP đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020; tổng giá trị trái phiếu niêm yết trên thị trường đạt 1.122 nghìn tỷ đồng, tương đương với 20,3% GDP.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, bên cạnh những kết quả đó, đến nay hệ thống tài chính, ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tư nhân vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, rào cản phát triển, trong đó có vấn đề tiếp cận các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn. Nhiều phản ánh, kiến nghị về tình trạng thiếu vốn và khó khăn trong huy động, vay vốn từ thị trường tài chính.
“Những khó khăn, vướng mắc về tiếp cận vốn của kinh tế tư nhân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, khách quan và chủ quan, từ cơ chế, chính sách và từ bản thân DN và các định chế tài chính, tín dụng, ngân hàng”, ông Nguyễn Hưu Nghĩa nói.
Xét về thực trạng cấu trúc thị trường tài chính hiện nay, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cũng ứng vốn quan trọng nhất trong nền kinh tế, trong khi thị trường vốn vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Do đó, để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng theo tinh thần Nghị quyết 10, cần phải bảo đảm phát triển mạnh mẽ hơn các thị trường tài chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kinh tế tư nhân tiếp cận vốn.
Với tinh thần đó, tại hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện các định chế tài chính và đại diện khu vực kinh tế tư nhân cùng nhau trao đổi, đối thoại về những khó khăn, rào cản, ách tắc xung quanh một số trọng tâm gồm khơi thông tín dụng trung - dài hạn của hệ thống ngân hàng; Phát triển thị trường trái phiếu DN; Phát triển mô hình quỹ hưu trí tự nguyện và mô hình quỹ đầu tư BĐS.
Hội thảo dành phần lớn thời lượng cho đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và đại diện khu vực kinh tế tư nhân đối thoại chính sách, trao đổi về thực trạng, khó khăn, vướng mắc và hiến kế, kiến nghị các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn vốn tín dụng trung - dài hạn, thị trường trái phiếu và các mô hình đầu tư tài chính mới.
Các kiến nghị, đề xuất tại Hội thảo sẽ được tổng hợp, đưa ra báo cáo tại Phiên toàn thể chiều mùng 2/5 với sự đồng chủ trì của Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng lãnh đạo các cơ quan ban ngành khác.
Tin liên quan
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Tội phạm lĩnh tài chính trên không gian mạng ngày càng phức tạp
14:43 | 18/12/2024 An ninh XNK
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics