Hiện đại hóa hải quan và tư duy kết nối, lan tỏa
Công chức Trung tâm Quản lý, vận hành hệ thống CNTT hải quan (Cục CNTT và Thống kê hải quan) kiểm tra việc vận hành hệ thống máy chủ tại Trung tâm. Ảnh: T.B. |
Sự lan tỏa, nâng cao giá trị từ Cơ chế một cửa quốc gia
Để có cái nhìn toàn diện và cụ thể về những điểm sáng trong ứng dụng CNTT của ngành Hải quan năm 2019 và xa hơn là mục tiêu, giải pháp đặt ra cho năm 2020 và những năm tới, nhân dịp đầu năm mới, chúng tôi đã có buổi trò chuyện thẳng thắn, cởi mở và hết sức thú vị với Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Mạnh Tùng.
So với các năm trước, hoạt động ứng dụng CNTT của Ngành năm 2019 có vẻ trầm lắng hơn, ông nhìn nhận thế nào?- chúng tôi mở đầu buổi trò chuyện bằng một câu hỏi. Vẫn là giọng nói khúc triết, rõ ràng và tư duy mạch lạc của “dân công nghệ”, ông Nguyễn Mạnh Tùng cho rằng, nhìn bề ngoài có vẻ như vậy nhưng thực chất hoàn toàn khác.
“Nói trầm lắng vì năm 2019 không có các chương trình ứng dụng CNTT được triển khai rầm rộ. Bởi các chương trình lớn như VNACCS/VCIS; VASSCM; Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW)… đi vào vận hành ổn định. Đây là những nội dung đã được đề cập rất nhiều. Vấn đề đặt ra trong năm 2019 là tập trung nâng cao hơn nữa về chất lượng, hiệu quả của các hệ thống nêu trên. Điểm nổi bật trong năm 2019 là việc tái thiết kế hệ thống CNTT hải quan, đây là đề án lớn, nhiều phức tạp, có tính dài hơi và đang ở giai đoạn khởi đầu. Nhưng không vì thế mà năm vừa qua không xuất hiện điểm sáng về ứng dụng CNTT”- “Tư lệnh” CNTT của ngành Hải quan lý giải.
Điểm sáng, có tính đột phá được ông Nguyễn Mạnh Tùng đề cập liên quan đến thực hiện NSW. Trước đây, khi đề cập đến thành tựu trong thực hiện NSW, chúng ta thường nói nhiều về mở rộng thủ tục, số lượng hồ sơ, doanh nghiệp kết nối trong nước, kết nối ASW và so sánh với mục tiêu Chính phủ đặt ra… Đồng thời xem đây chỉ là câu chuyện liên quan đến các bộ, ngành ở Trung ương.
Nhưng Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan cho rằng: “Những nội dung trên cũng là vấn đề hay, nhưng đã diễn ra và lặp đi lặp lại nhiều năm. Nền tảng của NSW phải làm sao để lan tỏa được khắp nơi, nhất là xuống tới địa phương”.
Năm 2019 sự lan tỏa đã xuất hiện dù đang ở giai đoạn khởi đầu nhưng là tiền đề quan trọng để nâng cao giá trị thực hiện NSW. Đó là thực hiện Đề án “thu phí sử dụng hạ tầng tại khu vực cảng Hải Phòng” thông qua nền tảng NSW.
Việc thu phí theo Nghị quyết của HĐND TP Hải Phòng. Trách nhiệm thực hiện của chính quyền địa phương và tiền được thu về ngân sách TP Hải Phòng… Thoạt nhìn, vấn đề này không liên quan gì đến NSW. Nhưng để thu, cơ quan chức năng ở Hải Phòng phải dựa vào dữ liệu khai báo của DN xuất nhập khẩu. Nếu thực hiện thủ công, TP Hải Phòng sẽ phải tốn nhiều nhân lực, gây thêm khó khăn cho DN… và trong bối cảnh thực hiện Chính phủ điện tử, phương án này có nhiều bất cập. Nhưng để TP Hải Phòng tự thiết kế một hệ thống CNTT thực hiện thu phí sẽ phải mất nhiều thời gian, chi phí.
Trước thực trạng đó, với thực tế quản lý tại cơ sở, Cục Hải quan Hải Phòng đã tham mưu, đề xuất UBND TP Hải Phòng và Tổng cục Hải quan triển khai Đề án thực hiện thu phí thông qua nền tảng CNTT của NSW.
“Từ nhiều năm qua, ngành Hải quan đã xây dựng các hệ thống thanh toán điện tử quy mô lớn, hoạt động ổn định, rộng rãi bao gồm nộp thuế 24/7 và đang thực hiện cơ chế nhờ thu… phương thức thanh toán, đối tượng thu với cơ quan Hải quan cũng tương tự như TP Hải Phòng thực hiện. Vì vậy, việc kết nối việc thu phí hạ tầng của địa phương này vào nền tảng NSW là giải pháp hiệu quả, giúp địa phương tiết kiệm nhân lực, chi phí, quy trình đơn giản, không mất thêm thời gian thực hiện thủ tục của doanh nghiệp trong khi việc thu nộp được thực hiện minh bạch, chính xác…”- ông Nguyễn Mạnh Tùng nhận định.
Ở đây chúng tôi không bàn sâu đến việc thu phí hay những nội dung kỹ thuật liên quan đến việc triển khai Đề án nêu trên. Vấn đề mà chúng tôi cảm nhận được và cũng là điều mà ông Nguyễn Mạnh Tùng đề cập từ điểm sáng nêu trên chính là khả năng kết nối, tích hợp, lan tỏa không chỉ của riêng NSW mà từ nhiều hệ thống CNTT của ngành Hải quan.
Tư duy kết nối, tích hợp, lan tỏa cũng chính là điểm cốt lõi cần hướng đến trong công tác ứng dụng CNTT của ngành Hải quan thời gian tới. Đây là điều cần được đào sâu, khai thác để phát huy tối đa hiệu quả các hệ thống CNTT của Ngành. Bởi vừa rất phù hợp với thực tiễn khi Tổng cục Hải quan đã và đang được giao là cơ quan đầu mối trong triển khai hàng loạt nội dung liên quan đến cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan đối với hàng hóa XNK, vừa phù hợp với chủ trương thực hiện Chính phủ điện tử và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Tái thiết hệ thống CNTT- động lực mới
Ngoài điểm sáng trong việc “khai phóng” giá trị của NSW, năm 2019, Tổng cục Hải quan đang tích cực triển khai hàng loạt công việc liên quan đến Đề án tái thiết kế hệ thống CNTT.
Theo chia sẻ của ông Tùng, mục tiêu quan trọng đặt ra là: Xây dựng hệ thống CNTT mới của ngành Hải quan trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hướng tới “Hải quan số”, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh; quản lý DN, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối. Đồng thời, hệ thống mới sẽ có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, DN thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Các đầu ra quan trọng của Đề án là tạo cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất để đáp ứng yêu cầu thông quan và thực hiện thủ tục hải quan đối với tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; phục vụ mục tiêu yêu cầu quản lý hải quan chuyển từ phương thức quản lý theo giao dịch sang quản lý DN với các góc nhìn khác nhau (gia công, chế xuất, sản xuất, xuất khẩu….); chuẩn hóa dữ liệu toàn bộ hệ thống tương thích mô hình dữ liệu của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), liên thông dữ liệu một cửa ASEAN…
Việc xây dựng hệ thống CNTT mới (bao gồm cả hệ thống CNTT dự phòng) bền vững, có khả năng mở rộng và phát triển dễ dàng khi yêu cầu nghiệp vụ thay đổi và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0…
Tuy nhiên, như ông Nguyễn Mạnh Tùng đề cập, đây là đề án lớn, phức tạp nên quá trình triển khai vẫn cần nhiều thời gian.
Ngành Hải quan vượt nhiều chỉ tiêu về thực hiện Chính phủ điện tử Theo Tổng cục Hải quan, hết năm 2019, hầu hết chỉ tiêu liên quan đến thực hiện Chính phủ điện tử vượt cao so với mục tiêu (giai đoạn 2019-2020) đặt ra tại Nghị quyết 17/2019/NQ-CP của Chính phủ. Đơn cử như chỉ tiêu “20% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương”. Đến nay, 99,9% doanh nghiệp khai báo thủ tục hải quan điện tử qua Hệ thống VACCCS. Đối với thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh, 100% doanh nghiệp được truy cập và xác thực qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Với chỉ tiêu “tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của từng bộ, ngành, địa phương đạt từ 20% trở lên”, hiện cơ quan Hải quan thực hiện đạt 95%. Chỉ tiêu “tích hợp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương với Cổng Dịch vụ công quốc gia”- cơ quan Hải quan đạt 100% (theo kế hoạch của Văn phòng Chính phủ). Với các chỉ tiêu như: Dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử (mục tiêu đạt 50%); thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến (mục tiêu 20%); dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (mục tiêu 50%) đến nay, ngành Hải quan đều đạt 100%... |
Tin liên quan
Các địa phương nỗ lực điều hành linh hoạt, chặt chẽ công tác tài chính - ngân sách
18:54 | 31/12/2024 Tài chính
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
10:18 | 24/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh và trên diện rộng
13:44 | 16/12/2024 Kinh tế
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
16:40 | 23/01/2025 Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
14:29 | 23/01/2025 Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
13:59 | 23/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
11:59 | 23/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng đón Tết sớm cùng quân, dân huyện đảo Bạch Long Vĩ
10:57 | 20/01/2025 Hải quan
Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"
19:04 | 16/01/2025 Hải quan
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK
13:53 | 16/01/2025 Hải quan
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
17:18 | 15/01/2025 Hải quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
07:51 | 15/01/2025 Hải quan
Dấu ấn Hải quan Quảng Trị: 35 năm xây dựng và trưởng thành
07:43 | 15/01/2025 Hải quan
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
16:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan phát động thi đua với mục tiêu "Đổi mới- Đột phá- Phát triển"
15:04 | 14/01/2025 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics