Hiện đại hoá, đáp ứng xu thế chuyển đổi số trong hoạt động kế toán
Doanh nghiệp hiến kế chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Những xu hướng mới để chuyển đổi số trong doanh nghiệp |
Công nghệ giúp ngành kế toán tăng cường hiệu quả và năng suất lao động. Ảnh: ST |
Ứng dụng công nghệ phù hợp, tối ưu hoá hoạt động
Theo Bộ Tài chính, đến cuối tháng 2/2024, cả nước có 162 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và 429 kế toán viên hành nghề. |
Chia sẻ về vai trò của công nghệ đối với nghề kế toán – kiểm toán, bà Đinh Thị Thuý, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần MISA, Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) cho biết, công nghệ hiện đại ngày càng phát triển mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho ngành nghề kế toán thay đổi sâu sắc từ việc tự động hóa các quy trình làm việc, thu nhận thông tin cho đến đưa ra quyết định kinh doanh…
Theo đó, công nghệ giúp ngành kế toán tăng cường hiệu quả và năng suất lao động, cải thiện chất lượng dữ liệu và thông tin tài chính, tái cấu trúc và tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng cường tính an toàn thông tin dữ liệu kế toán, đồng thời tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp lên một tầm cao mới. Bà Thuý cho hay, các công nghệ nổi bật đang được ứng dụng mạnh mẽ là trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, công nghệ chuỗi khối (Blockchain). Qua đó, một số ứng dụng như trợ lý trí tuệ nhân tạo MISA – AVA, ứng dụng nhận thức Argus của Deloitte trong kiểm toán, phần mềm hóa đơn điện tử của một số doanh nghiệp sản xuất,… đã giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động kế toán.
Tương tự, ông Pulkit Abrol, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) nhận định, chuyển đổi kỹ thuật số là điều cần thiết nên ACCA ưu tiên chuyển đổi kỹ thuật số tài chính, tập trung vào AI, dữ liệu lớn và chuỗi khối…
Các doanh nghiệp kế toán cũng nêu rõ, phát triển cơ sở hạ tầng cho đầu tư AI, kỹ thuật số và blockchain là yếu tố then chốt. Việt Nam đang đạt được tiến bộ đáng kể trong việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), nên càng cần phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật số để đáp ứng tiêu chuẩn và thực hiện phù hợp. Cùng với đó, chính sách quản lý, văn bản pháp luật từ các cơ quan chức năng cũng phải có những thay đổi phù hợp với sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh của công nghệ.
Chính sách tạo thuận lợi, nâng cao đạo đức nghề nghiệp
Nhận xét về những thay đổi của chính sách liên quan đến kế toán, bà Đinh Thị Thuý cho rằng, nhiều thay đổi tại Luật Kế toán năm 2015 và các văn bản nghị định, thông tư hướng dẫn đã bắt kịp xu thế, trong đó nhiều thông tư từ Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động kế toán đã được nghiên cứu, cập nhật để có những thay đổi phù hợp.
Chẳng hạn mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp. Thông tư có nhiều điểm mới so với quy định tại các chế độ kế toán trước đây nhằm hướng dẫn chuẩn mực kế toán công Việt Nam, cơ chế tài chính mới, đáp ứng yêu cầu tổ chức bộ máy kế toán tinh gọn, hiệu quả, khắc phục các vướng mắc tồn tại trên thực tế và trong việc cung cấp thông tin lập báo cáo tài chính nhà nước.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 23/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn về quản lý và kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán. Trong đó, Thông tư đưa ra các quy định về cập nhật và công khai thông tin về kế toán viên hành nghề với các nội dung về danh sách kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận… Thông tư cũng quy định về kiểm tra đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán…
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, những quy định mới nêu trên, nhất là tại Thông tư 23 đặt ra những yêu cầu cao hơn cho các doanh nghiệp và kế toán viên hoạt động. Trong phát biểu tại Đại hội Đại biểu Khóa VII (2024-2029) của VAA, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã nhìn nhận thực tế, chất lượng thông tin kế toán, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của Nhà nước, của những người sử dụng thông tin. Thậm chí vẫn còn không ít những hiện tượng thiếu trách nhiệm, thiếu sự trau dồi thường xuyên về năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp...
Còn theo ông Pulkit Abrol, AI là công cụ mạnh mẽ đối với hoạt động kế toán nên các doanh nghiệp cần sử dụng phù hợp, đặc biệt các kế toán viên cần sử dụng công cụ AI một cách có đạo đức, đề cao trách nhiệm nghề nghiệp.
Từ những vấn đề nêu trên, bà Đinh Thị Thuý cho rằng, để bắt kịp xu thế chuyển đổi số, các kế toán viên cần sự đào tạo liên tục về công nghệ mới và phần mềm kế toán tiên tiến, từ đó linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với các công nghệ mới. Trong khi đó, theo GS.TS. Đoàn Xuân Tiên, Chủ tịch Liên đoàn Kế toán Đông Nam Á, Chủ tịch VAA, VAA và các hội viên đã triển khai nhiều hoạt động để phát triển và nâng cao năng lực cho hội viên, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi mới của nghề nghiệp; đặc biệt là tăng cường tuyên truyền, giáo dục và chủ động kiểm soát đạo đức nghề nghiệp, kiểm soát chất lượng dịch vụ hành nghề kế toán, kiểm toán.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã yêu cầu những người làm tài chính, kế toán, kiểm toán trong cả nước cần phát triển để kế toán và kiểm toán Việt Nam đáp ứng cao nhất những gì mà đất nước đòi hỏi trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cùng với đó, các chuyên gia đề nghị chính sách pháp luật về kế toán cần tiếp tục cập nhật, sửa đổi theo hướng đảm bảo phù hợp với quá trình chuyển đổi số, chẳng hạn như phù hợp với quy định về giao dịch điện tử, dữ liệu điện tử... tại Luật Giao dịch điện tử 2023 sẽ có hiệu lực vào tháng 7 tới đây.
Tin liên quan
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics