Hải quan Việt Nam tích cực tham gia đàm phán và xây dựng Danh mục AHTN
![]() |
Bà Đào Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan |
Xin bà cho biết vai trò và những đóng góp của Hải quan Việt Nam trong việc xây dựng, thực thi các cam kết hội nhập liên quan đến Danh mục AHTN?
Danh mục AHTN đã được sửa đổi, bổ sung với 5 phiên bản qua các thời kỳ. Hiện nay, ASEAN đang áp dụng Phiên bản Danh mục AHTN 2022 mới nhất bao gồm 11.414 dòng thuế. Dự kiến, phiên bản tiếp theo sẽ ban hành vào năm 2028 để cập nhật những thay đổi về khoa học, công nghệ và nhu cầu quản lý của các nước thành viên ASEAN. |
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và tạo thuận lợi thương mại, Hải quan Việt Nam luôn tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên trong khu vực ASEAN.
Một trong những nội dung hợp tác quan trọng của ASEAN, có tác động to lớn đến hoạt động XNK là việc đàm phán và xây dựng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu hài hoà chung trong ASEAN (AHTN) chi tiết ở cấp độ 8 số. Mục tiêu là nhằm thống nhất Danh mục và Biểu thuế giữa 10 nước ASEAN, đồng bộ hóa các chú giải, mã số, mô tả hàng hóa nhằm thúc đẩy tự do luân chuyển hàng hóa trong khu vực, thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN và góp phần vào quá trình phát triển khu vực thương mại tự do ASEAN.
Trong giai đoạn 2019 – 2022, Việt Nam đã tham gia hơn 10 Phiên đàm phán Danh mục AHTN, tổng hợp đầy đủ ý kiến của các bộ, ngành và cử các chuyên gia đầu ngành về phân loại hàng hoá, xây dựng Biểu thuế tham gia đàm phán. Là thành viên tích cực và trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam luôn chủ động phối hợp với Ban Thư ký và các nước ASEAN đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung Danh mục AHTN nhằm bảo vệ quyền lợi của Việt nam đồng thời đạt được sự đồng thuận trong nội khối. Trong quá trình thực thi, Việt nam luôn tích cực rà soát, đánh giá những nội dung còn chưa thống nhất tại Danh mục để thảo luận với các nước ASEAN nhằm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong công tác phân loại hàng hoá, áp dụng mức thuế, góp phần tăng cường công tác kiểm soát rủi ro, tạo thuận lợi thương mại và tăng kim ngạch nội khối ASEAN. Với vai trò tích cực này, Việt Nam đã được các nước ASEAN lựa chọn để cử đại diện tham gia giảng dạy, đào tạo tại các Hội thảo cho cán bộ hải quan các nước ASEAN về Danh mục AHTN 2022.
Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thực hiện Danh mục AHTN đã tạo điều kiện cho việc XNK hàng hóa trong và ngoài khu vực ASEAN như thế nào, thưa bà?
Danh mục AHTN là chuẩn mực chung của 10 nước ASEAN về mã số hàng hoá và Biểu thuế để áp dụng các chính sách thuế quan, quy tắc xuất xứ, quản lý rủi ro, thống kê số liệu thương mại đồng thời là cơ sở để áp dụng các chính sách quản lý chuyên ngành (như kiểm soát các hàng hóa lưỡng dụng, bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, vũ khí hóa học…). Danh mục AHTN cũng được các nước ASEAN sử dụng để đàm phán và thực thi các cam kết cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ các Hiệp định song phương và đa phương.
Việc sửa đổi, bổ sung Danh mục AHTN đóng vai trò quan trọng đối với ASEAN nhằm cập nhật các thay đổi về khoa học, công nghệ trên thế giới, xu hướng thương mại thế hệ mới để tạo thuận lợi thương mại, thông quan nhanh chóng, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát đối với các mặt hàng rủi ro về an ninh, quốc phòng, sức khoẻ cộng đồng...
Cụ thể, trong quá trình đàm phán xây dựng Danh mục AHTN2022, các nước ASEAN đã bổ sung mô tả chi tiết nhiều nhóm hàng như các mặt hàng thuốc lá điện tử, chất HCFC, phế liệu và phế thải điện và điện tử… nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ thông qua việc định danh mô tả trong danh mục mới. Trong khuôn khổ hợp tác này, Hải quan Việt Nam đã chủ động đề xuất sửa đổi Danh mục AHTN2022 để giải quyết các vướng mắc về phân loại hàng hóa trong khu vực như làm rõ các nội dung dòng hàng về dạng lỏng và gel dùng cho thuốc lá điện tử, Supephosphat loại dùng làm thức ăn chăn nuôi, thanh đệm nhôm (aluminium spacer)…
Song song với đó, trên cơ sở danh mục AHTN, ASEAN đã và đang đàm phán các Hiệp định đa phương như ASEAN-EU, ASEAN-Canada… Điều này mang lại các lợi ích to lớn cho các DN XNK khi hàng hóa Việt Nam thuận lợi di chuyển trong khối ASEAN và với các nước ký kết các Hiệp định thương mại.
Bà có thể nêu cụ thể về những kết quả trong quá trình từ đàm phán, xây dựng, thực thi Danh mục AHTN tại Việt Nam?
Tôi cho rằng, hợp tác trong lĩnh vực XNK được tăng cường, góp phần tăng kim ngạch nội khối ASEAN. Trong đó, kim ngạch XNK của Việt Nam với các nước ASEAN từ thời điểm thực hiện Danh mục AHTN vào năm 2003 đến nay đã có sự tăng trưởng đáng kể.
Thống kê cho thấy, kim ngạch XK tăng từ mức 2,95 tỷ USD năm 2003 lên mức 32,57 tỷ USD năm 2023 (gấp 11 lần) và kim ngạch NK từ mức 5,95 tỷ USD năm 2003 lên mức 40,9 tỷ USD năm 2023 (gấp 6 lần). Điều này thể hiện mức độ tăng trưởng mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN.
Ngoài ra, tỷ trọng về kim ngạch XNK của Việt Nam với các nước ASEAN so với tổng kim ngạch XNK giữa 10 nước thành viên trong khối ASEAN tăng đáng kể, từ mức chiếm 4,1% năm 2003 lên mức chiếm 9,41 % năm 2022 (tăng gấp đôi). Điều đó thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam về thương mại trong khối ASEAN.
Đặc biệt, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam với thế giới so với tổng kim ngạch XNK của ASEAN với thế giới tăng từ chiếm 5,21% năm 2003 lên mức chiếm 18,97% năm 2022 (tăng gấp 3), thể hiện tốc độ tăng trưởng về thương mại của Việt Nam so với các nước khác trong khối ASEAN.
Để đáp ứng lộ trình rà soát các cam kết, theo bà, thời gian tới Hải quan Việt Nam sẽ thực hiện công tác phân loại hàng hóa và xác định trước mã số như thế nào?
Hiện nay, Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK) chủ trì tham gia Tiểu nhóm kỹ thuật về phân loại hàng hóa (TSWGC) trong ASEAN. Tiểu nhóm TSWGC có nhiệm vụ rà soát và xây dựng Danh mục AHTN căn cứ trên Danh mục HS và giải quyết các vướng mắc về phân loại hàng hóa ở cấp độ 8 số trong khu vực ASEAN. Theo đó, Hải quan Việt Nam sẽ phối hợp với các bộ, ngành rà soát, triển khai các danh mục quản lý chuyên ngành trên cơ sở tuân thủ hoàn toàn Danh mục AHTN. Đồng thời, xây dựng chương trình, phương án đàm phán AHTN cho phiên bản HS 2028 mang tính toàn diện trên cơ sở tổng hợp nhu cầu quản lý của các bộ, ngành có liên quan, nhằm đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong quá trình hài hoà mã số hàng hoá để hội nhập sâu rộng vào thương mại khu vực và quốc tế.
Song song với kế hoạch đàm phán, Hải quan Việt Nam đang nỗ lực tập trung xây dựng hệ thống CNTT thông minh để tạo thuận lợi cho quá trình thông quan hàng hoá. Chúng tôi hướng tới việc hoàn thiện các chức năng phân tích, kiểm soát việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế trên cơ sở Danh mục AHTN, cho phép hệ thống tự động cảnh báo cho công chức hải quan các trường hợp khai sai mã số, thuế suất; hỗ trợ cảnh báo các mặt hàng đã có thông báo kết quả phân tích phân loại, thông báo xác định trước mã số, có công văn hướng dẫn phân loại; thiết kế hệ thống để có thể tra cứu tờ khai theo luồng chảy của thủ tục như từ trước thông quan, trong thông quan và sau thông quan.
Bên cạnh đó, Hải quan Việt Nam sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp về công tác phân loại hàng hoá, áp dụng mức thuế, tuân thủ danh mục AHTN để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cam kết của nước thành viên ASEAN.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan

Hải quan Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập của Hải quan ASEAN
09:37 | 13/06/2025 Hải quan

Hải quan Việt Nam làm việc song phương với Hội đồng kinh doanh ASEAN – Hoa Kỳ và châu Âu – ASEAN
10:24 | 05/06/2025 Hải quan

Hải quan Việt Nam tham dự Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 34
09:14 | 04/06/2025 Hải quan

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
20:57 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội
20:14 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới
19:48 | 01/07/2025 Hải quan

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng
18:41 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới
18:12 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57
15:32 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực XVI quản lý địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang
13:46 | 01/07/2025 Hải quan

(PHOTO): Hải quan Thái Nguyên hoạt động thông suốt trong ngày đầu triển khai mô hình mới
13:40 | 01/07/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI
10:38 | 01/07/2025 Hải quan

Thông tin mã, tài khoản chuyên thu, tạm thu, tạm giữ của 19 chi cục hải quan khu vực
10:33 | 01/07/2025 Hải quan

Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới
09:32 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp
09:03 | 01/07/2025 Hải quan

Chuyển Hải quan Hải Dương và Hải quan Thái Bình về các chi cục mới
15:40 | 30/06/2025 Hải quan
Tin mới

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics