Hải quan tiên phong thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro- Bài học kinh nghiệm tốt để các bộ, ngành áp dụng
![]() | Quản lý rủi ro nên được áp dụng ở nhiều lĩnh vực |
![]() | Ứng dụng hệ thống thông minh để quản lý rủi ro hải quan |
![]() |
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. |
Bà đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai dự án trong việc tạo hiệu ứng lan tỏa đối với công tác cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam?
Khi Dự án TFP triển khai đã đặt ra mục tiêu tạo sự đột phá cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành nói chung và công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng. Tham vọng hơn của dự án là hướng đến sự kết nối chia sẻ dữ liệu với các bộ quản lý chuyên ngành trong thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa. Trong đó bao gồm cả thủ tục hải quan và các thủ tục kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành liên quan.
Theo đó, sau 5 năm đi vào triển khai thực hiện, hiệu quả dễ thấy nhất mà TFP mang lại chính là hiệu ứng của việc áp dụng khoa học, công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình quản lý. Đưa ra một con số cụ thể để đánh giá kết quả đạt được của dự án thật sự không dễ dàng. Tuy nhiên, kết quả thấy rõ là sự nỗ lực vượt bậc trong cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan kể từ khi tham gia dự án. Trong đó, thể hiện rõ nhất hệ thống CNTT được áp dụng mạnh mẽ nhằm đơn giản thủ tục hải quan, tạo điều kiện tối đa cho DN, cũng như áp dụng quản lý rủi ro một cách triệt để trong tất cả các khâu nghiệp vụ.
Tôi thấy rằng, chặng đường 5 năm triển khai TFP, kết quả được đánh giá cao phải kể đến là vai trò, nỗ lực của cơ quan Hải quan. Ngoài ra, những thay đổi trong lĩnh vực hải quan là bài học kinh nghiệm, tạo áp lực cho các bộ, ngành trong việc thay đổi mô hình quản lý nội tại, trong đó có việc ứng dụng CNTT và áp dụng mô hình quản lý rủi ro. Sự nỗ lực của cơ quan Hải quan được xem là hiệu ứng lan tỏa cũng như tác động lớn và có tính chất lâu dài, mang yếu tố bền vững.
Ngoài hiệu quả từ công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, một điểm nổi bật khác mà TFP mang lại đó là sự kết nối giữa cộng đồng DN và các cơ quan quản lý. Dự án TFP đã đi từ thực tiễn, hơi thở cuộc sống để thúc đẩy sự chia sẻ từ DN, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật. Có thể nói đây là một trong những điểm nổi bật mà TFP đã thực hiện một cách thành công. Bởi thông qua Dự án TFP, sự kết nối vững chắc từ phía DN với các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự hài hòa, nhịp nhàng từ các bên.
Theo bà, vai trò của Tổng cục Hải quan cũng như hiệu quả từ công tác cải cách trong lĩnh vực hải quan của Dự án TFP như thế nào?
Tại dự án, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối và cụ thể Tổng cục Hải quan là cơ quan chủ trì trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động. Để tạo nên thành công của dự án thì sự chủ động phối hợp chặt chẽ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan với đơn vị tài trợ dự án và các bên liên quan là vô cùng quan trọng.
Kết quả dự án mang lại cho thấy sự quan tâm đặc biệt từ phía lãnh đạo Tổng cục Hải quan trong công tác chỉ đạo, điều hành sát sao, thậm chí tạo áp lực lớn hơn cả sự kỳ vọng lúc đầu mà dự án đặt ra.
Theo tôi, ở bất cứ lĩnh vực nào, muốn cải cách thành công thì sự quan tâm và chỉ đạo xuyên suốt từ người đứng đầu cơ quan thực thi là vai trò nòng cốt để đi đến thành công. Đối với Dự án TFP, dù còn nhiều vấn đề chúng ta chưa giải quyết được, nhưng ít nhất sự kết nối giữa các bên đã được thực hiện, đặc biệt, các bộ, ngành đã thể hiện mức độ coi trọng đối với những vấn đề mà cơ quan Hải quan nêu lên. Đây là một trong những điểm tích cực đánh giá vai trò của cơ quan Hải quan tại dự án này. Tôi cho rằng, sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan trong việc kết nối các bộ, ngành, cộng đồng DN sẵn sàng hợp tác, tham gia, đóng góp để công tác xây dựng văn bản chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện thật sự có ý nghĩa lớn.
Việc áp dụng mô hình quản lý rủi ro trong quá trình triển khai dự án từ cơ quan Hải quan, theo bà, đây có thể được xem là những kinh nghiệm quý cho các bộ, ngành khác tham khảo, học tập không, thưa bà?
Tại Việt Nam, cho đến thời điểm này, Hải quan được đánh giá là ngành đi tiên phong trong công tác cải cách thủ tục hành chính, ngành đầu tiên thực hiện và áp dụng mô hình quản lý rủi ro trong quy trình nghiệp vụ.
Khi triển khai Dự án TFP, cơ quan Hải quan đã học hỏi kinh nghiệm quốc tế và đưa nhiều ý tưởng nhằm thể chế hóa việc quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thông quan. Tuy nhiên, những nỗ lực trong hoạt động cải cách thật sự là một quá trình khó khăn, đòi hỏi phải được triển khai liên tục và cần sự tâm huyết rất nhiều từ phía các bộ, ngành.
Mặc dù hiện nay, nước ta nhiều bộ, ngành đã từng bước áp dụng mô hình quản lý rủi ro trong công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, tuy nhiên, cách thức và mức độ áp dụng khác nhau giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa được đồng nhất. Do đó, việc cơ quan Hải quan tiên phong thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro khi tham gia Dự án TFP được kỳ vọng sẽ là những bài học kinh nghiệm nhằm lan tỏa sang các bộ, ngành, lĩnh vực khác. Đặc biệt, sẽ là bài học, kinh nghiệm tốt để các bộ, ngành áp dụng trong lĩnh vực về quản lý chuyên ngành, chất lượng, an toàn thực phẩm.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan

Xử lý tờ khai hải quan áp dụng thuế GTGT chưa đúng
15:25 | 16/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hướng dẫn giải quyết thủ tục với xe cơ giới khi hệ thống gặp sự cố
16:24 | 14/04/2025 Hải quan

Sát cánh chặn ma túy trên các tuyến biên giới
15:05 | 10/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu
10:12 | 18/04/2025 Hải quan

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
09:06 | 16/04/2025 Hải quan

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%
08:59 | 16/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI đối thoại với 51 DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng
16:24 | 15/04/2025 Hải quan

Hải quan nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn
15:21 | 15/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VII thông quan hơn 15.000 tờ khai
14:02 | 15/04/2025 Hải quan

Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận sớm ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới
20:35 | 14/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III nâng cao kỹ năng của công chức trong xử lý vi phạm
10:29 | 14/04/2025 Hải quan

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu vực III đạt hơn 29 tỷ USD
11:11 | 11/04/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp
14:44 | 10/04/2025 Hải quan

Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới
10:11 | 10/04/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên
10:09 | 10/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực XVI hỗ trợ doanh nghiệp trước việc Mỹ áp thuế đối ứng
21:13 | 09/04/2025 Hải quan
Tin mới

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics