Facebook Twitter youtube Tiktok

Hải quan nỗ lực thực hiện trọng trách mới Chính phủ giao: Đầu mối kiểm tra chuyên ngành

(HQ Online) - Hơn một năm, kể từ khi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) được Chính phủ giao nhiệm vụ, Đề án cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được trình và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021.
Cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành giúp tiết kiệm 6.300 tỷ đồng/năm
Doanh nghiệp kiến nghị về kiểm tra chuyên ngành
Thảo luận các bộ, ngành về mô hình mới kiểm tra chuyên ngành
Ngành Hải quan: Nỗ lực kết nối, cải cách kiểm tra chuyên ngành
Ngày 19/1/2021, Tổng cục Hải quan tổ chức cuộc họp triển khai Quyết định 38/QĐ-TTg.	 Ảnh: N.Linh
Ngày 19/1/2021, Tổng cục Hải quan tổ chức cuộc họp triển khai Quyết định 38/QĐ-TTg. Ảnh: N.Linh

Thành quả sau nhiều nỗ lực

Nhìn lại quãng thời gian đó, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, sau hơn 1 năm nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện Đề án, dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc triển khai thực hiện, nỗ lực phối hợp với các bên tham gia nghiên cứu hoàn thiện đề án. Trong quá trình đó, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành. Tổng cục Hải quan cũng chủ động thành lập Tổ soạn thảo Đề án. Rất nhiều cuộc làm việc với chuyên gia trong nước, quốc tế, hiệp hội, các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu; đồng thời báo cáo Văn phòng Chính phủ và nhận được chỉ đạo cũng như ý kiến tham gia của các bộ, ngành trong việc xây dựng Đề án. Cùng với đó, Tổng cục Hải quan cũng nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm triển khai tại các nước để xây dựng mô hình cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ áp dụng tại Việt Nam .

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai:
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính xây dựng Đề án cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng một cửa tại cơ quan Hải quan theo chỉ đạo tại Nghị quyết 99/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ. Đề án đã được nghiên cứu, xây dựng, trao đổi, thảo luận, xin ý kiến các bộ, ngành, chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Đây là Đề án cải cách quan trọng, đổi mới căn bản công tác kiểm tra chuyên ngành, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Với 7 cải cách cơ bản được đưa ra tại Đề án sẽ giúp giảm chi phí, thời gian trong thông quan hàng hóa nhập khẩu.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành:

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành

Để triển khai Đề án có tính chất cải cách đột phá, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng như các bộ, ngành cơ quan liên quan sẽ rất lớn, cần sự đồng bộ. Về phía Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), với trọng trách được Chính phủ giao tại Quyết định 38/QĐ-TTg sẽ quyết liệt triển khai cụ thể các giải pháp. Trước mắt cần khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện nhiệm vụ; đồng thời chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện phương án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.

Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành trong việc xây dựng văn bản pháp luật và triển khai các giải pháp về hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin; giải pháp về nguồn lực thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro; cũng như giải pháp về tăng cường phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin giữa khâu kiểm tra trước thông quan và khâu kiểm tra sau thông quan. Quá trình này đặc biệt cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội và các chuyên gia để đảm bảo tính khách quan, hiệu lực, hiệu quả của mô hình mới.

Quả thật, để hoàn thành Đề án này là sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan và đặc biệt là sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng của từng thành viên Tổ soạn thảo Đề án của Tổng cục Hải quan và những đơn vị có liên quan. Bởi với việc xây dựng một Đề án có tầm ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới nhiều bộ, ngành, tạo sự thay đổi về mô hình, các thức thực hiện so với hiện nay chắc hẳn khó tránh khỏi những ý kiến nhiều chiều. Nhưng khi chia sẻ về điều này, các thành viên tham gia soạn thảo Đề án cho rằng, đây là nhiệm vụ Chính phủ giao với mục tiêu cải cách, đổi mới mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, chính vì vậy cần phải quyết tâm, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình đó, động lực để Tổng cục Hải quan hoàn thành nhiệm vụ chính là sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia. Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó Giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân chia sẻ: 99% ý kiến DN cho rằng nếu Chính phủ quyết tâm thực hiện giải pháp cải cách kiểm tra chuyên ngành sẽ thực sự là cuộc cách mạng trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Sự gấp rút vào cuộc được Tổng cục Hải quan triển khai ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 13/11/2019 với việc khởi thảo ban đầu dự thảo Đề án và sau 1 tháng tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành. Cũng ngay thời điểm cuối năm 2019, Tổng cục Hải quan đã tổ chức làm việc tập trung với các đơn vị hải quan, các chuyên gia về dự thảo Đề án, với mục tiêu được xác định là thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, việc xây dựng đề án cần xác định rõ mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả, cắt giảm chi phí kiểm soát chất lượng hàng hóa trên cơ sở tách bạch nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ thực thi. Tại cuộc làm việc tập trung Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành đã đề nghị các chuyên gia tham gia cần làm rõ yêu cầu đặt ra là “nhìn vào phải thấy sự thông thoáng, cải cách”.

Đưa Đề án vào hiện thực

Các cuộc làm việc, hội thảo với các chuyên gia, doanh nghiệp, bộ, ngành và các đơn vị liên quan đã được Tổng cục Hải quan tổ chức liên tục trong năm 2020 để hoàn thiện Đề án cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Tháng 9/2020, Đề án đã được hoàn thiện trình Chính phủ và nhận được chỉ đạo để tiếp tục hoàn thiện.

Ngày 12/1/2021, Đề án cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 38/QĐ-TTg với 7 nội dung cải cách trọng tâm: 1. Giao cơ quan Hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. 2. Áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra. 3. Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. 4. Thực hiện kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. 5. Áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp. 6. Bổ sung đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. 7. Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để triển khai mô hình mới.

Công chức Cục Hải quan Thanh Hóa kiểm tra hàng hóa XNK	 Ảnh: N.Linh
Công chức Cục Hải quan Thanh Hóa kiểm tra hàng hóa XNK Ảnh: N.Linh

Với cộng đồng doanh nghiệp, các nội dung cải cách theo mô hình mới sẽ có ý nghĩa rất lớn về thủ tục, giảm thời gian và chi phí tuân thủ. Theo đó, hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo mô hình mới được thực hiện tại bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc cơ quan Hải quan theo lựa chọn của tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp thực hiện tại cơ quan Hải quan, cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục hải quan cùng với thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Đặc biệt, mô hình mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ áp dụng hiệu quả ba phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm; ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro… Như vậy, với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, lịch sử tốt sẽ được hưởng phương thức kiểm tra giảm.

Thành quả bước đầu sau hơn một năm nỗ lực triển khai nhiệm vụ Chính phủ giao đã được ghi nhận. Tuy vậy với những công chức làm công tác nghiệp vụ của Tổng cục Hải quan, nhiệm vụ sẽ còn tiếp diễn và đòi hỏi sự tập trung cao độ hơn nữa, bởi Đề án được Thủ tướng Chính phủ mới là “kim chỉ nam” để Tổng cục Hải quan nói riêng và các bộ, ngành đơn vị có liên quan nói chung hiện thực hóa vào thực tiễn bằng các quy định, chính sách cụ thể, mang lại lợi ích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó Giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ):
Hải quan nỗ lực thực hiện trọng trách mới Chính phủ giao: Đầu mối kiểm tra chuyên ngành

Trong quá trình theo dõi đề án, chúng tôi nhận thấy chỉ đạo cải cách này của Chính phủ nhận được sự đồng thuận rất cao của cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã rất nỗ lực và cầu thị khi triển khai chỉ đạo của Chính phủ thông qua quá trình nghiên cứu thực chất, tham vấn ý kiến rộng rãi các bên liên quan trước khi hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Để triển khai Đề án này, chúng tôi xác định có không ít thách thức nhưng với cơ chế công - tư phối hợp chặt chẽ, với quyết tâm cao từ các bên, cộng đồng doanh nghiệp sẽ vào cuộc mạnh mẽ để cùng Tổng cục Hải quan hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ.

Loạt hoạt động đầu tiên mà doanh nghiệp đề xuất với Bộ Tài chính/Tổng cục Hải quan là cần sớm triển khai các chương trình phổ biến, chia sẻ lộ trình và cách thức thực hiện Đề án để các doanh nghiệp và các hiệp hội cùng nắm bắt, có sự chuẩn bị chủ động và hiệu quả song song với quá trình chuẩn bị từ phía Hải quan cho khâu thực thi. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng mong Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và các bộ, ngành liên quan triển khai sớm việc xây dựng Nghị định trình Chính phủ để đảm bảo khung pháp lý cho triển khai Đề án theo đúng lộ trình đã được duyệt.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam):

Hải quan nỗ lực thực hiện trọng trách mới Chính phủ giao: Đầu mối kiểm tra chuyên ngành

Nội dung Đề án cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu cho thấy một bước chuyển rất lớn trong công tác quản lý kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, giúp giảm đầu mối giải quyết thủ tục và tiết kiệm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Từ chỗ doanh nghiệp phải liên hệ với nhiều cơ quan quản lý kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm thì tới đây sẽ chỉ còn liên hệ với một đầu mối là cơ quan Hải quan. Từ đó cơ quan Hải quan có nguồn cơ sở dữ liệu thực tế để áp dụng kịp thời các biện pháp quản lý tiên tiến như quản lý rủi ro theo mặt hàng, áp dụng hợp lý các hình thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra giảm.

Doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn là các đơn vị, tổ chức thuộc cơ quan Hải quan khi cần thực hiện các dịch vụ công như giám định, hợp chuẩn, hợp quy… Việc giới hạn phạm vi áp dụng đề án với các mặt hàng yêu cầu kiểm tra chất lượng trước thông quan và không có yêu cầu quản lý đặc biệt cũng là bước đi phù hợp với giai đoạn đầu triển khai. Hy vọng trong thời gian tới đây, Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo để triển khai Đề án một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong một năm là hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD)

Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ đã đánh giá tác động của Đề án một cách độc lập, khách quan, cho thấy: Mô hình mới sẽ giúp tỷ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm khoảng 54,4%.

Tổng số ngày kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm doanh nghiệp tiết kiệm được khi áp dụng mô hình mới so với mô hình hiện tại trong một năm là là 2.484.038 ngày.

Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong một năm nhờ số ngày cắt giảm là hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD).

Đối với nền kinh tế, khi mô hình mới được triển khai sẽ giúp cắt giảm số lô hàng cần phải kiểm tra dẫn đến giảm thiểu chi phí thương mại do giảm yêu cầu về hàng tồn kho và vốn cho phép kinh doanh sản xuất hiệu quả hơn. Theo đó, sẽ khuyến khích tăng trưởng đặc biệt là đối với các nhà sản xuất và nhà phân phối, thúc đẩy xuất khẩu và tăng sản lượng cuối cùng, mang lại nhiều cơ hội hiệu quả hơn cho nền kinh tế. Ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới lên đến 399 triệu USD mỗi năm.

Đặc biệt, việc thống nhất đầu mối kiểm tra với việc thực hiện thủ tục hải quan là xu hướng quốc tế, góp phần giúp hội nhập tốt hơn tăng uy tín của Chính phủ, cải thiện chỉ số cải cách hành chính, góp phần nâng hạng xếp hạng vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín thế giới về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Chính phủ tiết kiệm ngân sách thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm nguồn lực, giảm chi phí cho một bộ máy kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cồng kềnh, giảm thời gian thông quan hàng hóa.

Ngọc Linh

Tin liên quan

Hải quan khu vực VIII triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Hải quan khu vực VIII triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Thực hiện chỉ đạo của Cục Hải quan về việc triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII (OMD VII), Chi cục Hải quan khu vực VIII đã chỉ đạo các đơn vị Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan triển khai thực hiện Chiến dịch.
Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng hỗ trợ doanh nghiệp cả ngày nghỉ, lễ

Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng hỗ trợ doanh nghiệp cả ngày nghỉ, lễ

Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng (thuộc Chi cục Hải quan khu vực XII) đã phân công công chức trực 24h vào các ngày nghỉ, ngày lễ (từ 5/4 đến 7/4/2025) để tạo điều kiện ưu tiên giải quyết thông quan nhanh cho doanh nghiệp.
Cảng quốc tế Long An cam kết phát triển xanh, tối ưu hóa hoạt động xuất nhập khẩu

Cảng quốc tế Long An cam kết phát triển xanh, tối ưu hóa hoạt động xuất nhập khẩu

Một bước ngoặt quan trọng trong năm 2025 là việc thành lập Hải quan cửa khẩu Cảng Quốc tế Long An theo Quyết định số 10/QĐ/CHQ của Cục Hải quan (Bộ Tài chính) có hiệu lực từ ngày 15/3/2025. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực thông quan ngay tại Cảng.
Hải quan KCN Đà Nẵng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa với Mỹ

Hải quan KCN Đà Nẵng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa với Mỹ

Bên cạnh việc thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa với Mỹ, Hải quan Khu công nghiệp Đà Nẵng đã tổ chức chức đoàn công tác đến trụ sở các doanh nghiệp để gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó có giải pháp tháo gỡ.
Hải quan nỗ lực tăng thu ngân sách qua cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương

Hải quan nỗ lực tăng thu ngân sách qua cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương

Ngay sau khi bộ máy mới đi vào hoạt động, Chi cục Hải quan khu vực XI đã có các giải pháp để doanh nghiệp (DN) tham gia làm thủ tục tại cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương diễn ra thuận lợi, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN).
Hải quan khu vực III thu ngân sách tăng hơn 28%

Hải quan khu vực III thu ngân sách tăng hơn 28%

Số thu ngân sách của Chi cục Hải quan khu vực III đang có tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2024.
Hải quan thu ngân sách quý 1 đạt 19,5% dự toán

Hải quan thu ngân sách quý 1 đạt 19,5% dự toán

Với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN), trong quý 1/2025, toàn ngành Hải quan thu đạt 80.205 tỷ đồng, bằng 19,5% dự toán được giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Hải quan khu vực IV đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện thủ tục hải quan

Hải quan khu vực IV đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện thủ tục hải quan

Đây là một trong các nội dung trọng tâm được Chi cục Hải quan khu vực IV đặt ra trong phương châm công vụ của đơn vị là “Đổi mới tư duy – Quản lý hiện đại – Đồng hành phát triển”.
(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan

(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan

Theo Quyết định 382/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan (Bộ Tài chính), Cục Hải quan có 12 đơn vị tại Trung ương và 20 chi cục hải quan khu vực.
Hải quan khu vực XI tích cực triển khai nhiệm vụ theo cơ cấu tổ chức bộ máy mới

Hải quan khu vực XI tích cực triển khai nhiệm vụ theo cơ cấu tổ chức bộ máy mới

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của doanh nghiệp (DN) và người khai hải quan, Chi cục Hải quan khu vực XI đang tích cực triển khai nhiệm vụ theo cơ cấu tổ chức bộ máy mới.
Bộ trưởng Bộ Tài chính gửi Thư khen các lực lượng có thành tích phát hiện, thu giữ 3,745 kg cần sa

Bộ trưởng Bộ Tài chính gửi Thư khen các lực lượng có thành tích phát hiện, thu giữ 3,745 kg cần sa

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng có Thư khen các đơn vị có thành tích trong phát hiện, kiểm tra, bắt giữ vụ vận chuyển cần sa từ Thái Lan về Việt Nam qua tuyến hàng không.
Hải quan khu vực V chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp bán dẫn, công nghệ cao

Hải quan khu vực V chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp bán dẫn, công nghệ cao

Chi cục Hải quan khu vực V xây dựng Kế hoạch thúc đẩy đối tác Hải quan – Doanh nghiệp trên tinh thần triển khai Nghị quyết số 57 -NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
VNACCS/VCIS hoạt động bền bỉ hơn 10 năm và vượt ngưỡng thiết kế 200%

VNACCS/VCIS hoạt động bền bỉ hơn 10 năm và vượt ngưỡng thiết kế 200%

Theo đánh giá của Cục Hải quan, Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) vẫn hoạt động bền bỉ dù đang trong tình trạng quá tải và vượt ngưỡng thiết kế tới 200%.
Hải quan khu vực VI: Đảm bảo thông quan hàng qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng

Hải quan khu vực VI: Đảm bảo thông quan hàng qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng

Triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới, Chi cục Hải quan khu vực VI quản lý 20 cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Để đảm bảo hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) qua các cửa khẩu trên địa bàn thông suốt, Chi cục Hải quan khu vực VI đã triển khai các biện pháp phù hợp, hiệu quả.
Hải quan triển khai hệ thống thông quan dự phòng cho VNACCS/VCIS

Hải quan triển khai hệ thống thông quan dự phòng cho VNACCS/VCIS

(HQ Online) - Hệ thống thông quan điện tử phiên bản 6 được xây dựng với chức năng dự phòng cho hệ thống VNACCS/VCIS khi hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố.
Cục Hải quan giao chỉ tiêu phấn đấu thu cho 20 Chi cục khu vực

Cục Hải quan giao chỉ tiêu phấn đấu thu cho 20 Chi cục khu vực

(HQ Online) - Để hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu phấn đấu của toàn Ngành do Chính phủ, Bộ Tài chính giao, Cục Hải quan giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 cho 20 chi cục hải quan khu vực.
Xem thêm
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Tạo điều kiện thông quan hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn

Tạo điều kiện thông quan hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn

Đó là chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn tại buổi làm việc với Chi cục Hải quan khu vực VI.
Cưỡng chế thuế Công ty Xuất nhập khẩu Phương Đức

Cưỡng chế thuế Công ty Xuất nhập khẩu Phương Đức

Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Phương Đức (tỉnh Bắc Giang) bị Chi cục Thuế khu vực VI cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản do nợ thuế.
Doanh nghiệp dệt may chủ động nguyên liệu sản xuất xuất khẩu

Doanh nghiệp dệt may chủ động nguyên liệu sản xuất xuất khẩu

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may trong tình hình mới.
Hải quan khu vực VIII triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Hải quan khu vực VIII triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Chi cục Hải quan khu vực VIII chỉ đạo các đơn vị Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan triển khai thực hiện Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII (OMD VII)
Thị trường bất động sản cho thuê còn nhiều hạn chế

Thị trường bất động sản cho thuê còn nhiều hạn chế

Giá bất động sản tại các thành phố lớn liên tục tăng cao khiến giới trẻ có xu hướng cân nhắc việc thuê nhà thay vì mua nhà.
(INFOGRAPHICS) Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ

(INFOGRAPHICS) Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ

2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 19,56 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước.
(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan

(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan

Cục Hải quan có 12 đơn vị tại Trung ương và 20 chi cục hải quan khu vực.
(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025

Hết tháng 2/2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
Phiên bản di động