Hải quan bóc trần thủ đoạn buôn lậu trên 78.000 tấn hạt điều
Hành vi buôn lậu hạt điều của DN gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Ảnh: N.H |
Tự ý bán 78.000 tấn hạt điều
Quá trình triển khai nghiệp vụ kiểm soát hải quan và phân tích số liệu quản lý rủi ro trên hệ thống khai hải quan điện tử, cơ quan Hải quan nhận thấy, Công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu D.P.T (gọi tắt là Công ty D.P.T), địa chỉ tại tỉnh Bình Dương mở tờ khai xuất - nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Dương có dấu hiệu vi phạm trong việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu đối với mặt hàng hạt điều thô. Đội 3 đã lập Kế hoạch số 08/KH-Đ3 ngày 23/5/2022 trình lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu phê duyệt để tiến hành điều tra, xác minh.
Sau hơn 1 năm điều tra, xác minh, Đội 3 đã phát hiện, trong hơn 4 năm, từ 1/1/2017 đến 31/5/2022, Công ty D.P.T mở 515 tờ khai nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu (loại hình E31), nhập khẩu số lượng trên 112.698 tấn hạt điều thô nguyên liệu, trị giá hàng hóa trên 3.606 tỷ đồng. Trong thời gian trên, công ty mở 420 tờ khai xuất khẩu sản phẩm sản xuất xuất khẩu (loại hình E62), xuất khẩu số lượng trên 6.886 tấn hạt điều nhân (tương đương hơn 34.433 tấn hạt điều thô nguyên liệu được đưa vào sản xuất theo tỷ lệ 5/1), trị giá hàng hóa trên 1.253 tỷ đồng.
Hàng hóa tồn kho theo khai báo hải quan tại thời điểm kiểm tra còn trên 78.264 tấn hạt điều thô quy về dạng nguyên liệu. Nhưng trên thực tế, tại thời điểm kiểm tra, Giám đốc Công ty D.P.T xác nhận hàng hóa thực tế tồn kho chỉ còn vỏn vẹn 50 tấn hạt điều nhân thành phẩm, tương đương với 250 tấn hạt điều thô. Như vậy, lượng hàng hóa chênh lệch tồn kho thực tế thiếu so với tồn kho theo khai báo hải quan trên 78.014 tấn.
Làm việc với cơ quan Hải quan, Giám đốc Công ty D.P.T khai nhận, từ năm 2018 đến năm 2022, công ty đã bán số lượng trên 78.014 tấn hạt điều thô nguyên liệu được nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường nội địa cho một cá nhân cư trú tại tỉnh Bình Phước. Quá trình bán hàng hóa là hạt điều thô nhập khẩu vào thị trường nội địa, công ty không khai báo hải quan, không mở tờ khai hải quan chuyển mục đích sử dụng theo loại hình A42, không kê khai và nộp thuế theo quy định. Trị giá hàng hóa đã bán theo tính toán và xác nhận của giám đốc công ty trên 2.496 tỷ đồng. Việc bán hạt điều thô vào thị trường nội địa này Công ty không khai báo hải quan, không kê khai, không nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Hưởng lợi bất chính trên 124 tỷ đồng tiền thuế
Tại các buổi làm việc với cơ quan Hải quan và văn bản giải trình về việc số liệu tồn kho của Công ty D.P.T, Giám đốc công ty này xác nhận: lượng hàng hóa chênh lệch tồn kho thực tế thiếu so với tồn kho theo khai báo hải quan đến ngày 31/5/2022 là trên 78.014 tấn. Giám đốc công ty cho biết, do tình hình dịch bệnh kéo dài, công ty gặp khó khăn trong vấn đề xuất khẩu nên công ty đã bán trên 78.014 tấn hạt điều thô cho các đối tác trong nước, quá trình bán hàng hóa, công ty không mở tờ khai hải quan nhập khẩu và chuyển mục đích sử dụng theo loại hình A42 -Chuyển tiêu thụ nội địa khác (?!).
Để hợp thức cho hoạt động bán hàng và số lượng hàng hóa tồn kho nguyên liệu, Giám đốc Công ty D.P.T đã đưa cho kế toán các số liệu thể hiện việc xuất hạt điều thô đi gia công, yêu cầu kế toán thể hiện trong sổ sách kế toán, sổ tài khoản theo dõi nguyên liệu, vật liệu trong kho thể hiện hoạt động xuất kho nguyên liệu đi gia công để báo cáo với các cơ quan quản lý.
Lãnh đạo Đội 3 cho biết, hạt điều thô chưa bóc vỏ có mã số thuế (mã HS) là: 08013100. Theo quy định tại các Biểu thuế xuất nhập khẩu từ năm 2017 đến 2022, hàng hóa là hạt điều thô (chưa bóc vỏ) nhập khẩu theo hình thức nhập ưu đãi thông thường (được phép bán tiêu thụ nội địa) có thuế suất là 5%.
Thực tế, Công ty đã khai báo mã số thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này khi Công ty nhập khẩu là 5%. Nhưng do Công ty nhập theo loại hình sản xuất xuất khẩu (không được tự ý bán tiêu thụ nội địa) nên được miễn thuế. Vì vậy, công ty đã hưởng lợi bất chính từ việc tránh được số thuế 5% đối với số hạt điều thô đã tiêu thụ trái phép vào thị trường trong nước, với số tiền trên 124 tỷ đồng.
Khởi tố hình sự tội buôn lậu
Theo điều tra của Đội 3, Công ty TNHH D.P.T thành lập ngày 17/9/2013; ngành nghề chính là buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu, bóc tách vỏ lụa, bảo quản hạt điều …
Quá trình hoạt động, giám đốc công ty thuê một nhân viên thực hiện dịch vụ mở tờ khai hải quan, nhưng không có hợp đồng lao động; Công ty ký hợp đồng dịch vụ kế toán với một doanh nghiệp khác. Tổng số công nhân của công ty dao động từ 15 đến 20 người có hợp đồng lao động, ngoài ra, khi có hàng hóa nhiều, công ty có thuê công nhân thời vụ khoảng từ 10 đến 15 người để thực hiện các công việc bốc vác, không trực tiếp sản xuất hạt điều.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã 9 lần thay đổi đăng ký kinh doanh; lần thay đổi gần nhất vào tháng 4/2023. Công ty cũng nhiều lần thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh tại nhiều địa chỉ thuộc tỉnh Bình Dương. Các địa chỉ này công ty thuê làm trụ sở.
Ngoài trụ sở chính, Công ty còn thành lập 2 chi nhánh tại Bình Dương để xây nhà xưởng; 1 nhà xưởng tại Bình Phước. Tuy nhiên, các nhà xưởng này đều không có giấy phép xây dựng nhà xưởng, không có hồ sơ hoàn công.
Việc sử dụng công nhân trên một quy trình sản xuất cần 40-42 công nhân làm theo dây chuyền. Sản lượng sản xuất của cả nhà máy của công ty (cả tăng ca thêm 2,5 giờ/ngày) sản xuất được khoảng 30 tấn hạt điều thô/ngày. Công suất 1 năm khoảng 10 nghìn tấn hạt điều thô.
Giám đốc doanh nghiệp cũng xác nhận, với số lượng công nhân thực tế của công ty 15 đến 20 người không thể đảm bảo thực hiện quy trình sản xuất hạt điều. Đa số công nhân có trong danh sách chi trả lương của công ty là công nhân phân loại, bốc vác và đóng gói hạt điều nhân xuất khẩu. Khi sản xuất trực tiếp, công ty tiến hành thuê thêm công nhân. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan đối chiếu với các hoạt động chi trả lương công nhân trên sổ kế toán và danh sách trả lương do công ty cung cấp, không có hoạt động trả lương và không có tên những công nhân thời vụ này.
Căn cứ vào kết quả điều tra và các tài liệu đã thu thập được, Đội 3 xác định: nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu theo loại hình E31 không được phép tự ý tiêu thụ tại thị trường trong nước. Hành vi tự ý tiêu thụ nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu vào thị trường nội địa mà không làm thủ tục hải quan theo quy định của Công ty D.P.T là hành vi tiêu thụ trái phép - thẩm lậu hàng hóa vào thị trường Việt Nam, có dấu hiệu của tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015. Việc tiêu thụ nguyên liệu này diễn ra liên tục qua các năm 2018, 2019, 2020, 2021 và 2022 thể hiện động cơ cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của giám đốc công ty.
Căn cứ vào các phân tích đánh giá dựa trên tài liệu xác minh từ chi cục hải quan nơi công ty làm thủ tục xuất nhập khẩu hạt điều; xác minh trực tiếp tại nhà máy, kho xưởng công ty và trực tiếp giám đốc công ty thừa nhận về hành vi vi phạm của mình, Cục Điều tra chống buôn lậu đã ban hành Quyết định số: 13/QĐ-ĐTCBL ngày 17/8/2023 khởi tố vụ án hình sự tội Buôn lậu quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 xảy ra tại địa bàn tỉnh Bình Dương và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho cơ quan Công an để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Công ty D.P.T khai nhận, từ năm 2018 đến năm 2022, công ty đã bán số lượng trên 78.014 tấn hạt điều thô nguyên liệu được nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường nội địa cho một cá nhân cư trú tại tỉnh Bình Phước. Theo Đội 3, công ty đã hưởng lợi bất chính từ việc tránh được số thuế 5% đối với số hạt điều thô đã tiêu thụ trái phép vào thị trường trong nước, với số tiền trên 124 tỷ đồng.
|
Tin liên quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
19:33 | 02/11/2024 An ninh XNK
Khởi tố đối tượng bán hàng qua sàn thương mại điện tử thu trăm tỷ nhưng trốn thuế
12:36 | 02/11/2024 An ninh XNK
Hải quan TPHCM: Kiểm tra trọng điểm 4 nhóm hàng hóa chứa chất độc hại
17:41 | 01/11/2024 An ninh XNK
Xử phạt 2 doanh nghiệp bán trang sức giả nhãn hiệu trên mạng xã hội
14:38 | 01/11/2024 An ninh XNK
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
22:54 | 31/10/2024 An ninh XNK
Triển khai cao điểm chống hàng lậu, hàng giả dịp cuối năm
10:26 | 31/10/2024 An ninh XNK
Ngụy trang ma túy trong hộp sữa vận chuyển qua đường hàng không
09:12 | 31/10/2024 An ninh XNK
Nợ thuế gần 47 tỷ đồng, Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn bị dừng làm thủ tục hải quan
08:44 | 31/10/2024 An ninh XNK
Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ 2 vụ nhập lậu hơn 1.000 viên kim cương
10:40 | 30/10/2024 An ninh XNK
Thu giữ hơn 23 tấn ma túy trong 3 năm
09:37 | 30/10/2024 An ninh XNK
Quản lý chặt việc nhập khẩu, kinh doanh hóa chất độc hại của doanh nghiệp
08:00 | 30/10/2024 An ninh XNK
Hải quan TPHCM phối hợp bắt đối tượng nhập lậu hơn 700 viên kim cương
16:54 | 29/10/2024 An ninh XNK
Hải quan Lào Cai xử phạt vi phạm hành chính hơn 5 tỷ đồng
15:44 | 29/10/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK