Facebook Twitter youtube Tiktok

Gian nan hành trình cải cách kiểm tra chuyên ngành

(HQ Online) - Số lượng mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành (KTCN) còn lớn, nhiều mặt hàng được công bố cắt giảm nhưng chỉ ở mặt hình thức, chưa đi vào thực chất, khiến mục tiêu đơn giản hóa trong lĩnh vực này chưa được như kỳ vọng.
gian nan hanh trinh cai cach kiem tra chuyen nganh Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Cải cách kiểm tra chuyên ngành phải vừa tạo thuận lợi vừa chống gian lận thương mại
gian nan hanh trinh cai cach kiem tra chuyen nganh Cần tiếp đà cải cách kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm điều kiện kinh doanh
gian nan hanh trinh cai cach kiem tra chuyen nganh Thủ tướng chỉ đạo cải cách kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm điều kiện kinh doanh
gian nan hanh trinh cai cach kiem tra chuyen nganh Tinh thần cải cách kiểm tra chuyên ngành VSATTP trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP
gian nan hanh trinh cai cach kiem tra chuyen nganh
Danh mục hàng hóa KTCN lớn gây khó cho cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan. Trong ảnh: Công chức Hải quan Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: T.Bình.

Còn hơn 70.000 mặt hàng phải kiểm tra

Thông tin được đưa ra tại cuộc họp thứ 5 Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) mới đây cho thấy số lượng mặt hàng còn phải KTCN của các bộ, ngành còn rất lớn. Theo đó, năm 2015, có 13 bộ, ngành ban hành danh mục 82.698 mặt hàng thuộc diện quản lý, KTCN. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng nhiều nhất với 65.185 mặt hàng, chiếm gần 79% tổng số lượng của cả nước.

5 bộ khác có số lượng mặt hàng quản lý, KTCN từ 1.000 trở lên vào thời điểm đó là: Bộ Y tế 5.730; Bộ Công Thương 5.096; Bộ Khoa học và Công nghệ 3.434; Bộ Giao thông vận tải 1.433; Bộ Thông tin và Truyền thông 1.034.

Đến giữa năm 2019, tổng số lượng mặt hàng quản lý, KTCN còn 70.087, nghĩa là trong khoảng 4 năm qua các bộ, ngành mới cắt giảm được 12.600 mặt hàng.

Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là đơn vị có số lượng cắt giảm nhiều nhất với 7.623 mặt hàng. Tuy nhiên, số lượng cắt giảm chưa đủ mạnh so với các bộ, ngành, vì vậy, tỷ trọng số mặt hàng phải quản lý, KTCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn còn rất lớn, lên đến 57.562 mặt hàng. Đáng chú ý, tỷ trọng mặt hàng phải KTCN của bộ này trong tổng số lượng của cả nước đã tăng từ 78,8% năm 2015 (65.185/82.698 mặt hàng) lên 82% vào trung tuần năm nay (57.562/70.087).

Theo lý giải của cơ quan chức năng, hiện nhiều mặt hàng thuộc diện quản lý, KTCN khó cắt giảm vì phải tuân thủ các cam kết quốc tế.

Đơn cử như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tới 24.950 mặt hàng phải tuân thủ công tác quản lý theo Công ước quốc tế buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).

Ngoài ra, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ cũng còn hàng nghìn mặt hàng phải KTCN. Trong đó, Bộ Công Thương còn 3.914 mặt hàng, Bộ Khoa học và Công nghệ còn 2.628 mặt hàng...

Đánh giá về công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục KTCN thời gian qua, tại cuộc họp thứ 5 của Ủy ban 1899 vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ- Chủ tịch Ủy ban 1899 cho rằng, các bộ, ngành có nỗ lực nhưng kết quả thực tế còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

Cắt giảm hình thức

Tại cuộc họp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng- Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng với 14 bộ, cơ quan về tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh và việc cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh ngày 21/8 vừa qua, vấn đề chậm chuyển biến trong cải cách KTCN tiếp tục là nội dung thu hút được nhiều sự quan tâm và đưa ra “mổ xẻ”. Một số ý kiến cho rằng trong những tháng đầu năm nay, việc cải cách quản lý, KTCN chuyển biến chậm, chủ yếu vẫn từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” chứ không phải giảm số lượng mặt hàng cần kiểm tra như yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Mặt khác, việc đơn giản hóa thủ tục KTCN còn hình thức, một số việc đã được giao tại nhiều nghị quyết, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhưng các bộ chậm sửa đổi, nhất là việc sửa đổi các văn bản pháp luật; thời gian xử lý thủ tục sau cắt giảm không thay đổi, thậm chí có nơi kéo dài tới 3 tháng mới nhận được văn bản trả lời.

Thậm chí, tình trạng chồng chéo, một mặt hàng chịu nhiều hình thức quản lý của nhiều bộ, chịu sự kiểm tra của nhiều đơn vị trong cùng một bộ dù đã được phản ánh nhiều lần nhưng vẫn còn tồn tại không ít. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ví dụ như mặt hàng radar thu phát sóng (Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Giao thông vận tải), dàn lạnh (Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), nguyên liệu sữa (Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế)…

Vướng cả từ văn bản

Không chỉ chậm chuyển biến trong cắt giảm danh mục, mặt hàng phải kiểm tra, việc thực hiện KTCN còn gặp khó bởi vướng mắc trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nhất là một số nghị định có nhiều tác động đến cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Điển hình như vướng mắc liên quan đến Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008 quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Theo quy định tại Nghị định này, đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu (sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn), việc kiểm tra nhà nước về chất lượng được xem xét qua hoạt động công bố hợp quy của người nhập khẩu theo 3 biện pháp. Đó là: Tự đánh giá phù hợp của tổ chức, cá nhân; chứng nhận giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận; chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định...

Tuy nhiên, đến nay một số bộ ban hành văn bản chưa phù hợp với quy định của Nghị định 74. Đơn cử như Thông tư 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải; Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư 33/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương; Thông tư 08/2019/TT-BCA của Bộ Công an.

Cụ thể, các văn bản nêu trên phân danh mục hàng hóa nhóm 2 (kèm mã số HS) thành 2 nhóm phải kiểm tra chất lượng trước thông quan và sau thông quan. Đối với trước thông quan, người nhập khẩu phải nộp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng. Tuy nhiên, đối với hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra chất lượng sau khi được thông quan, văn bản các bộ chưa quy định rõ biện pháp công bố hợp quy, do đó, vướng mắc phát sinh là không xác định người nhập khẩu có phải nộp cho cơ quan Hải quan bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định tại Nghị định 74 hay không.

Ngoài ra, theo Tổng cục Hải quan, việc thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm cũng gặp vướng mắc với quy định về phương pháp kiểm tra giảm...

Để khắc phục các hạn chế, bất cập nêu trên, nâng cao hơn nữa hiệu quả cải cách, đơn giản hóa thủ tục quản lý, KTCN, tại kết luận phiên họp thứ 5 của Ủy ban 1899, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách công tác quản lý và KTCN theo tinh thần vừa tạo thuận lợi thương mại nhưng phải đảm bảo yêu cầu tăng cường chống gian lận thương mại. Quá trình xây dựng văn bản pháp luật về KTCN, đặc biệt có nội dung liên quan đến kiểm tra nhà nước nước về hải quan, các bộ, ngành phải phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan để văn bản khi ban hành có tính khả thi và thực tế đi vào cuộc sống, tránh tình trạng văn bản chồng chéo, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý.

 Thái Bình

Tin liên quan

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung đã được thảo luận tại cuộc họp tổ và hội trường Quốc hội, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 lần cho ý kiến. Về cơ bản các ý kiến đều đánh giá cao những điểm mới về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW.
Ngành Thuế sẽ cắt giảm thêm 97 thủ tục hành chính

Ngành Thuế sẽ cắt giảm thêm 97 thủ tục hành chính

Trong thời gian qua, ngành Thuế đã rà soát, cắt giảm từ 304 thủ tục hành chính xuống còn 219 thủ tục hành chính. Những kết quả trên thể hiện quyết tâm của ngành Thuế trong việc chuyển từ tư duy “quản lý” sang “phục vụ” với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Tạo điều kiện thông quan hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn

Tạo điều kiện thông quan hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn

Đó là chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đưa ra tại buổi làm việc với Chi cục Hải quan khu vực VI.
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Trong ngày đầu hoạt động theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (ngày 1/7/2025), toàn ngành Hải quan đã giải quyết thủ tục cho 50.300 tờ khai.
Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực XVI tổ chức Hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Đội trưởng, Phó Đội trưởng và tương đương thuộc Chi cục.
Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực VI tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị.
Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Ngày 1/7/2025, được ủy quyền của Cục trưởng Cục Hải quan, Bí thư Đảng ủy, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II Nguyễn Hoàng Tuấn đã chủ trì Hội nghị triển khai các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và công bố các Quyết định về công tác cán bộ của đơn vị.
Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực III tổ chức Hội nghị triển khai quyết về định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị và công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

Thời gian qua, Cục Hải quan đã triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp đề thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và hải quan số.
Hải quan khu vực XVI quản lý địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang

Hải quan khu vực XVI quản lý địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang

Chi cục Hải quan khu vực XVI có trụ sở tại tỉnh Cao Bằng, quản lý nhà nước về hải quan tại địa bàn 2 tỉnh Cao Bằng và Tuyên Quang mới (sáp nhập giữa tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang).
(PHOTO): Hải quan Thái Nguyên hoạt động thông suốt trong ngày đầu triển khai mô hình mới

(PHOTO): Hải quan Thái Nguyên hoạt động thông suốt trong ngày đầu triển khai mô hình mới

Trong ngày đầu triển khai mô hình tổ chức mới, trong sáng nay 1/7/2025, hoạt động nghiệp vụ tại các điểm thông quan thuộc Hải quan Thái Nguyên (Chi cục Hải quan khu vực V) diễn ra thông suốt.
(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI

Quyết định 2019/QĐ-BTC ngày 11/6/2025 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26/2/2025 quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan, các chi cục hải quan khu vực.
Thông tin mã, tài khoản chuyên thu, tạm thu, tạm giữ của 19 chi cục hải quan khu vực

Thông tin mã, tài khoản chuyên thu, tạm thu, tạm giữ của 19 chi cục hải quan khu vực

Nhằm đảm bảo vận hành chính quyền 2 cấp, Cục Hải quan thông báo thông tin mã cơ quan Hải quan, tài khoản chuyên thu, tài khoản tạm thu, tài khoản tạm giữ, Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan Hải quan mở tài khoản của các đơn vị hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu thuộc chi cục hải quan khu vực kể từ ngày 1/7/2025.
Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới

Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới

Từ 5 giờ ngày 1/7, hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của ngành Hải quan vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp

Ngoài tuyên truyền, phổ biến các quy định mới, thông qua đối thoại Hải quan Hà Nam còn lắng nghe, giải đáp vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp.
Chuyển Hải quan Hải Dương và Hải quan Thái Bình về các chi cục mới

Chuyển Hải quan Hải Dương và Hải quan Thái Bình về các chi cục mới

Hải quan Hải Dương được bàn giao về trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực III, trong khi Hải quan Thái Bình sẽ trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực IV.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử là xu thế tất yếu giúp minh bạch thị trường, giảm chi phí thương mại và tăng tính cạnh tranh.
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Kể từ ngày 1/7/2025, khi cả nước chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính được sắp xếp gồm 34 đơn vị trực thuộc. Trong đó, có 29 tổ chức hành chính làm nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập và 1 đơn vị có tính chất đặc thù.
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Trong ngày đầu hoạt động theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (ngày 1/7/2025), toàn ngành Hải quan đã giải quyết thủ tục cho 50.300 tờ khai.
Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ.
Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Lãnh đạo Chi cục Hải quan khu vực XVI đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm cho 38 công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, đội và tương đương.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động