Giảm lãi suất điều hành sẽ có tác động như thế nào?
Giảm lãi suất điều hành: Chưa phải động thái dẫn dắt thị trường | |
Giảm lãi suất điều hành: “Liều thuốc” chưa đủ mạnh | |
Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm 0,25% lãi suất điều hành |
NHNN vẫn đang điều hành cung tiền thận trọng. Ảnh: ST |
Đánh giá về việc giảm 0,25% các lãi suất điều hành của NHNN, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, NHNN điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2)…, không phải qua trung gian là lãi suất điều hành như các nước khác nên tác động của việc điều chỉnh lãi suất không quá lớn.
Theo số liệu được công bố, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng cung tiền M2 đến hết tháng 6/2019 lần lượt là 7,36% và 7,11% - thấp hơn so với cùng kỳ 2018 là 7,86% và 8,39%. NHNN đã có một đợt nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đủ tiêu chuẩn nhưng hầu hết thấp hơn đề xuất của các NHTM.
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm vẫn là 14%, cho thấy NHNN vẫn đang điều hành cung tiền thận trọng. SSI cho rằng, điều này là hoàn toàn hợp lý bởi xét trong bối cảnh tổng cầu chậm cải thiện, tăng cung tiền sẽ tăng rủi ro lạm phát, nhập siêu và bong bóng tài sản. Giá dầu tăng đột ngột và thương chiến Mỹ - Trung leo thang là hai cảnh báo nhãn tiền để tiếp tục thận trọng với chính sách tiền tệ.
Trong ngắn hạn, mặt bằng lãi suất giao dịch trên liên ngân hàng và lợi tức trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn ngắn trên thứ cấp là hai đối tượng chịu tác động mạnh nhất từ việc điều chỉnh lãi suất OMO. Trong ngày nhận được thông tin giảm lãi suất điều hành, lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng đã giảm mạnh xuống 2,78%/năm (giảm 0,2%), lợi tức trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 1-3 năm giảm từ 6-0,12% xuống quanh mức 2,6%/năm.
Sắp có gói giải pháp giảm lãi suất “Các vụ, cục của Ngân hàng Nhà nước đang làm việc tích cực để soạn thảo kịp thời các văn bản mới hoặc rà soát, ... |
Xét dài hơn, SSI cho rằng, các lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ dao động trong khoảng từ lãi suất tín phiếu đến lãi suất OMO (từ 2,75%/năm đến 4,5%/năm). Trong điều kiện lý tưởng, giá vốn rẻ hơn trên thị trường liên ngân hàng (và môi trường thanh khoản được kỳ vọng sẽ được giữ dồi dào) sẽ tạo cơ sở để các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 (tức là thị trường giữa các ngân hàng thương mại với các tổ chức kinh tế và cá nhân).
Tuy vậy, vốn liên ngân hàng chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn, không dùng để cấp tín dụng và bị hạn chế bởi tỷ lệ 20% so với vốn huy động tổ chức kinh tế và dân cư nên tính liên thông từ thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) xuống thị trường 1 cần một thời gian dài.
Công ty Chứng khoán BVSC đánh giá tác động của việc giảm các loại lãi suất điều hành tại Việt Nam sẽ không quá lớn như ở các nước phát triển như Mỹ hay châu Âu... Các loại lãi suất như tái chiết khấu, tái cấp vốn không phải là nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên, chỉ diễn ra khi một số ngân hàng gặp khó khăn lớn về thanh khoản, buộc phải vay vốn từ NHNN khi không vay được thông qua kênh liên ngân hàng.
Ngay cả đợt cắt giảm lãi suất tín phiếu hồi tháng 7 mới đây cũng có tác động rất hạn chế đến mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường.
Do vậy, BVSC cho rằng quyết định cắt lãi suất như trên của NHNN mang tính chất định hướng và tâm lý là chủ yếu, còn việc Việt Nam có thật sự nới lỏng hơn chính sách tiền tệ hay không thì phải chờ các số liệu thực tế về tăng trưởng tín dụng và M2 trong thời gian tới.
Dù tác động đến thị trường 1 là hạn chế nhưng theo SSI, đây là động thái tiếp theo sau một loạt các hành động trước đó như các ngân hàng thương mại Nhà nước tiên phong giảm lãi suất cho vay với các nhóm ngành ưu tiên tới 2 lần kể từ đầu năm đến nay; NHNN tuyên bố sẽ xử lý nghiêm các ngân hàng thương mại chạy đua tăng lãi suất huy động trong đó gồm cả việc cắt giảm tăng trưởng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động cho vay bất động sản và đầu tư trái phiếu bất động sản của các ngân hàng thương mại…
Qua đó thể hiện sự tăng cường kiểm soát dòng chảy tín dụng và chủ trương giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại yếu thanh khoản đã đẩy lãi suất huy động lên khá cao, nới rộng khoảng cách với lãi suất huy động của nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần lớn. Tuy nhiên, với tỷ trọng trên 70% thị phần huy động và cho vay, nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần lớn mới đóng vai trò quyết định trong xu hướng lãi suất chung của thị trường 1.
SSI cũng dẫn ra nhiều yếu tố thuận lợi góp phần ổn định tỷ giá trong thời gian tới như dữ trữ ngoại hối ở mức cao; cán cân thương mại và dòng vốn FDI đang diễn biến thuận lợi; một số dòng vốn lớn sẽ về trong thời gian tới như khoản bán vốn của BIDV, mùa kiều hối cuối năm. Nhờ đó, NHNN có cơ sở để hướng các chính sách điều hành sang mục tiêu giảm lãi suất.
Trong bối cảnh đó, các biện pháp kỹ thuật của NHNN nếu có được sự đồng lòng của các ngân hàng thương mại lớn thì mục tiêu giảm lãi suất vẫn có thể đạt được mà chưa cần phải dùng đến biện pháp nới lỏng, bơm tiền vào nền kinh tế.
Theo các chuyên gia của SSI, nhìn ở bình diện lớn hơn, để thúc đẩy kinh tế trong giai đoạn hiện nay thì chỉ nỗ lực của NHNN sẽ không đủ. Công cụ tiền tệ đang phải xoay sở trong một không gian hẹp khi vừa phải ổn định vĩ mô, vừa hỗ trợ tăng trưởng.
Trong bối cảnh thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, phát huy tối đa nội lực sẽ vừa tạo được tăng trưởng, vừa tránh được các biến động bất lợi từ bên ngoài. Ở đây, SSI nhấn mạnh tới 2 giải pháp hàng đầu là giải ngân đầu tư công và thực thi bảo hộ.
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK