Giải quyết khó khăn trong giải ngân đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia
Xây dựng nông thôn mới là một trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia đang được đẩy mạnh đầu tư. Ảnh: ST |
Còn lúng túng, chậm ban hành hướng dẫn cụ thể
Hiện Việt Nam có 3 chương trình mục tiêu quốc gia là: xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững. Năm 2024, tổng kế hoạch vốn cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 72.000 tỷ đồng gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp.
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia chưa phân bổ là gần 2.790 tỷ đồng do nhiều dự án khởi công mới đang thực hiện lập, phê duyệt dự án. Vì thế, vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ước thực hiện trong 2 tháng đầu năm đạt gần 3.265 tỷ đồng, bằng 12% tổng kế hoạch. Tỷ lệ này vẫn cao hơn con số 5,64% của cùng kỳ năm 2023.
Bộ Tài chính cho biết, có nhiều vướng mắc liên quan đến giải ngân đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể, công tác hoàn thiện thể chế quản lý, tổ chức thực hiện từ trung ương đến địa phương còn chậm, chưa kịp thời, đồng bộ, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các khâu từ phân bổ, giao kế hoạch thực hiện và giải ngân tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Hiện còn một số cơ chế trung ương chưa ban hành dẫn đến các địa phương còn vướng mắc thực hiện như quy định về hỗ trợ đào tạo nghề tại các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; xác định đối tượng người lao động có thu nhập thấp…
Chia sẻ về những khó khăn trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hệ thống văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp trung ương chậm ban hành. Một số địa phương còn lúng túng, chậm ban hành các văn bản cụ thể hóa Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo phân cấp và triển khai các chương trình chuyên đề….
Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 mới đây cũng chỉ rõ, trong thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, tỷ lệ giải ngân tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn hạn chế, áp lực giải ngân năm 2024 rất lớn; cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn tại một số địa phương có dấu hiệu xuống cấp, chưa được quan tâm đầu tư, duy tu, sửa chữa do hạn chế về nguồn vốn; nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn khó khăn do sụt giảm các nguồn thu; năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ ở một số địa bàn, cơ quan, đơn vị còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có tình trạng một số địa phương không muốn hoàn thành thủ tục công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoặc thoát nghèo; công tác phối hợp, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa thực sự hiệu quả…
Chủ động rà soát để kịp thời gỡ vướng
Trước quyết tâm phấn đấu giải ngân 100% vốn kế hoạch được giao trong năm 2024 thì việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cần bảo đảm hiệu quả hơn, chất lượng hơn. Bộ Tài chính cho rằng, các chủ trương trình dự án, tiểu dự án thành phần cũng như cơ quan chủ trì hướng dẫn quản lý vốn đầu tư công (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Ủy ban nhân dân các tỉnh cần ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ cơ chế chính sách và kịp thời hướng dẫn tổ chức triển khai, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Trước đó, năm 2023, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương đã quyết liệt, chủ động trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, hệ thống cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, Quốc hội đã ban hành 2 nghị quyết; Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành 1 nghị định, 6 thông tư, 4 văn bản hướng dẫn; các địa phương đã ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều nghị quyết của hội đồng nhân dân, quyết định của ủy ban nhân dân các cấp.
Đặc biệt, đầu năm 2024, tại Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 về các cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Các chuyên gia và nhiều đại biểu Quốc hội đã đánh giá, Nghị quyết đã đưa ra các giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ nhiều nhất khó khăn, vướng mắc, tạo sự chủ động và linh hoạt để đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Vì thế, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã yêu cầu các cơ quan chủ động rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, chế độ báo cáo trực tuyến trên Hệ thống giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia và hoàn thành việc thiết lập Hệ thống giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia trong tháng 4/2024. Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ khẩn trương thống nhất các ý kiến còn khác nhau như về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, xác định người lao động có thu nhập thấp…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Theo đó, việc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược và là nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được Trung ương, Quốc hội giao. Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các biện pháp, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả để quyết liệt đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, các dự án liên vùng có tác động lan tỏa... Việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công phải gắn với bảo đảm chất lượng công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí.
|
Tin liên quan
Chậm giải ngân đầu tư công vốn vay nước ngoài
07:48 | 08/12/2024 Tài chính
Chính thức phát động chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
14:18 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu thu ngân sách vượt 15% dự toán
17:48 | 29/12/2024 Tài chính
Đề xuất sửa quy định về sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình đã xây dựng
10:01 | 29/12/2024 Tài chính
Tránh thất thoát, lãng phí trong sử dụng, xử lý nhà đất tại các doanh nghiệp nhà nước
09:49 | 29/12/2024 Tài chính
Chủ động dự báo, xây dựng kịch bản cho mục tiêu điều hành giá năm 2025
21:15 | 27/12/2024 Tài chính
Kết quả tích cực trong triển khai hoá đơn điện tử
08:51 | 27/12/2024 Tài chính
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
16:47 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế 62.726 tỷ đồng
15:52 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
16:19 | 25/12/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%
15:55 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế
15:02 | 25/12/2024 Tài chính
Ngành Thuế xử lý vi phạm về hóa đơn gần 182 tỷ đồng
14:01 | 25/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt 15% dự toán
Để xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, ngành Thủy sản nêu loạt kiến nghị
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics