Giải pháp thích ứng với quy định chống phá rừng của EU
Bà Trần Quỳnh Chi, Giám đốc Vùng Cảnh quan châu Á, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH). |
Ngày 16/5/2023, Nghị viện châu Âu thông qua Quy định chống phá rừng (EUDR), dự kiến có hiệu lực từ tháng 12/2024. Trong các ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường EU, đâu sẽ là những mặt hàng chịu tác động nhiều nhất, thưa bà?
Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) bắt đầu có hiệu lực từ 29/6/2023. Để được phép lưu thông các mặt hàng này tại EU, các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU cần đảm bảo sản phẩm là hợp pháp và không gây mất rừng và suy thoái rừng với thời điểm mất rừng tính từ ngày 30/12/2020 trở về sau. Doanh nghiệp có 18 tháng (doanh nghiệp lớn) hoặc 24 tháng (doanh nghiệp vừa và nhỏ) sau khi EUDR có hiệu lực để chuẩn bị đáp ứng với các yêu cầu của EUDR.
Do EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam (nhập khẩu khoảng gần 3 tỷ USD cho 3 nhóm mặt hàng cà phê, gỗ, cao su mỗi năm), nên việc đáp ứng các yêu cầu trong EUDR có ý nghĩa đặc biệt cấp thiết đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói riêng và toàn bộ các bên tham gia 3 ngành hàng này của Việt Nam nói chung.
Trong 3 nhóm mặt hàng trên, cà phê sẽ là ngành hàng bị ảnh hưởng lớn nhất bởi EUDR. Hiện châu Âu là khu vực nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cà phê của toàn cầu, trong khi đó, những nhà sản xuất cà phê hầu hết đều là những nhà sản xuất có quy mô nhỏ và ở các nước chưa phát triển, đang phát triển, chưa đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu ngay trong thời gian ngắn. Vì vậy, khi EUDR được áp dụng và có hiệu lực vào cuối năm 2024, sẽ có khoảng 12,5% nhà sản xuất cà phê quy mô nhỏ trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định này.
Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội cho ngành hàng cà phê Việt Nam. Cơ hội này mở ra cho các thị trường đã đáp ứng được những điều kiện cơ bản của EUDR như: có tỷ lệ phá rừng thấp từ năm 2020 trở lại đây; có hệ thống quản lý rừng, cơ sở dữ liệu tốt. Theo đánh giá của một nhà mua lớn ở châu Âu, Việt Nam hiện nay được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ phá rừng do sản xuất cà phê rất thấp, chỉ chiếm chưa đến 0,1%. Vì vậy, khả năng Việt Nam không vi phạm EUDR rất lớn. Những yêu cầu còn lại của EU chúng ta cần đáp ứng trong vòng 18 tháng nữa.
Để có thể đáp ứng được những yêu cầu của EUDR và giảm thiểu rủi ro khi thực hiện EUDR trong thời gian tới, theo bà chúng ta cần triển khai những giải pháp nào?
Trong bối cảnh chỉ còn chưa tới 18 tháng trước khi quy định mới của EU được thực hiện (bởi sau ngày 31/12/2024 nông sản chỉ được nhập vào EU nếu toàn bộ quy trình không diễn ra trên diện tích rừng bị chặt phá kể từ sau ngày 31/12/2020), việc rà soát các vùng rủi ro trong chuỗi cung ứng nông sản liên quan tới nông hộ là rất cần thiết. Theo đó, cần có chiến lược, kế hoạch chi tiết và cụ thể trong thu thập và xử lý thông tin của hàng triệu nông hộ theo quy định mới về chống phá rừng.
Để hỗ trợ nông nghiệp Việt Nam không gây mất rừng, minh bạch và bền vững, thích ứng với yêu cầu của EUDR cần gói giải pháp đáp ứng với EUDR và gói giải pháp giảm thiểu rủi ro.
Với giải pháp đáp ứng với EUDR, cần có hệ thống thông tin rừng, hệ thống thông tin vùng sản xuất, vấn đề pháp lý trong sử dụng đất và áp dụng truy xuất nguồn gốc.
Với giải pháp giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu rủi ro mất rừng là giải pháp quan trọng. Theo đó sẽ chứng minh sản phẩm cà phê, cao su Việt Nam 100% đáp ứng yêu cầu không gây mất rừng, suy thoái rừng. Như vậy, Việt Nam cần đối thoại với EU để chuyển Việt Nam sang mức rủi ro thấp, từ đó giảm mức độ yêu cầu về truy xuất nguồn gốc; đạt được tác động bảo vệ và tái sinh rừng, đảm bảo an sinh xã hội.
Đáng chú ý, hiện đang có một nguy cơ, do giá cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới đang tăng nên có khả năng người nông dân sẽ phá rừng ở quy mô nhỏ để trồng cà phê. Vì vậy, truyền thông cần giúp người dân hiểu được, nếu họ tiếp tục phá rừng thì sản phẩm cà phê sẽ không vào được thị trường châu Âu và ngay cả các thị trường khác có những yêu cầu tương tự EUDR.
Bên cạnh đó, cũng cần triển khai các giải pháp kĩ thuật hỗ trợ ngành cà phê đáp ứng với EUDR thí điểm tại 6 huyện, gồm: Krong Năng, Cu Mgar, Ea H'leo (Đắk Lắk); Krong Nô (Đắk Nông); Di Linh (Lâm Đồng); la Grai (Gia Lai) và cấp độ nhân rộng đến các tỉnh, huyện có sản xuất cà phê trên cả nước.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thị trường bất động sản sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2025
Tạm giam 2 đối tượng vận chuyển hàng cấm
Hải quan Cần Thơ thu ngân sách vượt chỉ tiêu 17%
1 tập thể và 2 cá nhân Hải quan Quảng Trị được tặng thưởng Huân chương chiến công
Tiêu hủy hơn 44.000 bao thuốc lá lậu tại Quảng Trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics