Giải pháp giữ vững đà tăng trưởng cho xuất khẩu cà phê
Xuất khẩu cà phê dự báo tiếp tục thắng lớn Tăng trưởng mạnh, xuất khẩu cà phê thu gần 1 tỷ đô Xuất khẩu kỷ lục, cà phê vượt kim ngạch của thủy sản |
Các du khách tham dự Ngày giới thiệu các sản phẩm cà phê Việt Nam của Thương vụ Việt Nam tại Algeria. Ảnh: Bộ Công Thương |
Cầm chắc 5 tỷ USD, nhưng…
Bà Trương Thị Ánh Tuyết, Phó trưởng Văn phòng đại diện khu vực miền Nam (Agribank): Đồng hành cùng các DN, nông dân Hiện nguồn vốn dành cho các DN chuyên về nông nghiệp, nông thôn tại Agribank chiếm khoảng 70% tổng dư nợ. Agribank luôn cam kết đồng hành với các DN trong lĩnh vực nông nghiệp và hộ nông dân. Riêng trong năm 2024, ngân hàng đang dành 20.000 tỷ đồng để hỗ trợ các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là các DN trong lĩnh vực nông nhiệp, nông thôn với mức lãi suất ưu đãi giảm 2% so với thị trường ở thời điểm hiện tại. Bà Đỗ Việt Hà, Tùy viên thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Đức: Xu hướng tiêu thụ cà phê hữu cơ, cà phê đặc sản tăng lên tại Đức Trung bình mỗi người Đức tiêu thụ khoảng 170 lít cà phê mỗi năm và cà phê là đồ uống được tiêu thụ nhất nhất tại đất nước này. Về thị hiếu tiêu dùng, người Đức rất chú trọng các sản phẩm hữu cơ và 19% người tiêu dùng tại đây sẵn sàng trả giá cao hơn cho cà phê có chứng nhận hữu cơ. Bên cạnh đó, nhu cầu về dòng cà phê đặc sản có nguồn gốc xuất xứ từ một trang trại cụ thể, có thương hiệu và đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững đang có xu hướng tăng ở phân khúc hàng cao cấp. Ngoài ra, người Đức trẻ tuổi có xu hướng sử dụng đồ thuần chay nên các sản phẩm cà phê hạnh nhân, cà phê yến mạch, cà phê dừa sẽ có cơ hội phát triển… Các DN cũng cần chú trọng xây dựng thương hiệu gắn với câu chuyện về nguồn gốc sản phẩm, như câu chuyện về trang trại cà phê, người trồng, ý nghĩa sản phẩm. Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk: Cần có quy định bắt buộc về việc sản xuất theo tiêu chuẩn Nông sản Việt Nam, trong đó có cà phê, hiện chưa chú trọng nhiều đến vấn đề chất lượng, chưa có các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá cũng như chưa có quy định bắt buộc người sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện. Vì lợi ích chung của quốc gia, Nhà nước cần có quy định về những vấn đề này và có cơ chế kiểm soát, giám sát để dần dần xây dựng ý thức của người sản xuất trong việc chấp hành, đảm bảo các tiêu chí tiêu chuẩn, từ quy trình sản xuất đến thu hoạch, sơ chế, đưa sản phẩm ra thị trường… Tôi mong muốn Nhà nước cũng như các bộ, ngành Trung ương có sự quan tâm mạnh mẽ hơn nữa đối với những mặt hàng chiến lược quan trọng, có tiềm năng. Cần có chính sách rõ ràng, cụ thể về việc hỗ trợ DN, hỗ trợ nông dân để có sự bứt phá mạnh mẽ hơn, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. N.H (ghi) |
Chia sẻ tại hội thảo “Giải pháp để xuất khẩu cà phê đạt 5 tỷ USD” tổ chức cuối tuần qua, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, trong niên vụ 2023-2024, đặc biệt là từ đầu năm 2024, giá cà phê liên tục tăng cao. Hiện giá cà phê trong nước đã lên mức kỷ lục 102.000 đồng/kg. “Với diễn biến hiện tại, mục tiêu xuất khẩu cà phê 5 tỷ USD là không hề khó” – ông Nam nhận định.
Th.S Nguyễn Quang Bình, chuyên gia phân tích cà phê có cùng nhận định: “Với mức giá hiện tại, không cần giải pháp gì xuất khẩu cà phê cũng sẽ đạt 5 tỷ USD”.
Tuy nhiên, phía sau con số dự báo đầy khả quan đó vẫn còn nhiều nỗi lo đối với DN cũng như các mắt xích trong chuỗi giá trị ngành cà phê Việt Nam.
Ông Đỗ Hà Nam cho biết, khi giá lên cao, việc mua được cà phê để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký đối với các DN trở nên rất khó khăn. Khá nhiều DN rơi vào thua lỗ bởi phải bù một khoản chênh lệch giá rất lớn để có thể giao đủ lượng hàng đã ký. “Vicofa đã nhận được văn bản của các DN hàng đầu trên thế giới cảnh báo rằng nếu Việt Nam không giao hàng đúng hạn và tiếp diễn tình trạng như hiện tại thì họ sẽ tính đến phương án tìm nguồn hàng từ nước khác” – ông Nam chia sẻ.
Từ góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt phụ trách phía Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng bày tỏ nhiều lo ngại. Bởi khi thực hiện tái cấu trúc lại ngành trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phải cân đối lại diện tích của các loại cây trồng để đảm bảo hài hòa các thế mạnh của Việt Nam. Diện tích trồng cà phê của cả nước được quy hoạch ở mức 660.000 ha, nhưng ngay từ khi giá còn ở mức thấp, diện tích cà phê đã lên tới 714.000 ha. “Hiện giá cà phê đã lên đến 100.000 đồng/kg thì diện tích cà phê liệu có tăng nóng lên 1 triệu ha hay không?” – ông Tùng lo lắng. Đây cũng là câu chuyện đã xảy ra đối với cây sầu riêng khi quy hoạch chỉ 60.000 ha nhưng diện tích hiện đã lên tới 120.000 ha, hay như cây hồ tiêu dự kiến chỉ 100.000 ha nhưng có thời điểm đã lên tới 150.000 ha. Theo đó, cần có giải pháp để mang lại sự hài hòa về lợi ích giữa người sản xuất, người xuất khẩu để ngăn sự đứt gãy trong chuỗi sản xuất.
Từ thực tế kể trên, các chuyên gia đều cho rằng, dù ngành cà phê đã nắm chắc trong tay con số kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, song vẫn cần nhiều giải pháp để duy trì sự phát triển bền vững cho ngành, bởi sự tăng trưởng của năm nay hoàn toàn nhờ vào diễn biến tích cực về giá.
Kỳ vọng vào cà phê đặc sản, cà phê chế biến
Để thâm nhập thị trường quốc tế, những năm qua, các DN Việt Nam đã thiết lập các kênh phân phối thông qua nhà nhập khẩu và phân phối tại các nước, tích cực tham dự các triển lãm, hội chợ quốc tế để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên, có một thực tế là các nhà nhập khẩu hiện chỉ đóng vai trò trung gian mua cà phê từ Việt Nam và bán lại cho các nhà bán lẻ, rang xay hoặc đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Do đó, giá trị thu được từ hoạt động xuất khẩu cà phê chưa cao. Nguyên nhân của hạn chế này là do khâu chế biến còn hạn chế.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên kết thương mại toàn cầu (thương hiệu cà phê Meet More) cho rằng, con số 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cà phê nên dành cho cà phê chế biến sâu. Đây cũng là hướng đi tâm huyết mà Meet More đã kiên trì theo đuổi trong nhiều năm qua. “Chúng tôi xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm cà phê bằng cách chế biến sâu, phù hợp với gu của người tiêu dùng thế giới. Hiện các siêu thị lớn của thế giới đã tìm đến đề nghị chúng tôi gia công cho họ những vị như vậy” – ông Luận cho biết.
Ông Dương Hải Đăng, Trợ lý Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên cũng chỉ ra 3 phân khúc chính trong chuỗi giá trị cà phê, gồm cà phê nguyên liệu, cà phê chế biến và cà phê trải nghiệm. Hiện con số 5 tỷ USD mà Việt Nam đang hướng tới mới tập trung chủ yếu ở phân khúc cà phê nguyên liệu, trong khi 2 phân khúc còn lại có giá trị gia tăng cao hơn lại chưa khai thác được nhiều. Riêng tại Trung Nguyên, việc khai thác phân khúc cà phê trải nghiệm đã đạt được thành công nhất định. Vào cuối năm 2023, kênh truyền hình Discovery đã thực hiện một bộ phim tạm gọi là Con đường cà phê, kể về chính câu chuyện của Trung Nguyên với những nỗ lực nâng tầm văn hóa cà phê Việt Nam thành lối sống, trải nghiệm. Theo đó, Trung Nguyên không chỉ dừng lại ở việc mở các quán cà phê mà còn xây dựng bảo tàng cà phê, thành phố cà phê và cả yếu tố chữa lành cà phê… Qua đó, Trung Nguyên đã góp phần quảng bá văn hóa cà phê của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Ông Đỗ Hà Nam nhận định, dù đã có sự phát triển đáng kể trong thời gian qua, song cà phê chế biến của Việt Nam vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Để nâng cao hơn nữa hoạt động chế biến cà phê, ông Nam cho rằng cần phải có nhiều giải pháp cùng sự tham gia của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các hiệp hội, DN trong và ngoài nước. “Hiện gần như các DN lớn nhất thế giới về cà phê đều có mặt tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện hoặc các nhà máy và khá nhiều DN đang tiếp tục đầu tư nhà máy chế biến cà phê hòa tan tại Việt Nam” – ông Nam thông tin.
Chuyên gia Nguyễn Quang Bình cũng đặt vấn đề về việc phát triển cà phê đặc sản. “Mỗi tấn cà phê thường hiện có giá 4.000 USD, nhưng cà phê đặc sản lên tới 6.000-8.000 USD. Do đó, cần tăng cường hỗ trợ DN sản xuất và chế biến cà phê đặc sản để nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam” – ông Bình nói.
Liên quan đến vấn đề này, ông Tùng cho biết, hiện cà phê đặc sản mới chỉ chiếm 2% trên tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 diện tích cà phê đặc sản của Việt Nam sẽ đạt 11.000 ha và đến năm 2030 là 18.500 ha. Nhưng đến nay diện tích mới chỉ đạt xấp xỉ 5.000 ha, trong đó 3.500 ha ở Lâm Đồng, còn lại ở các tỉnh khác. Ông Tùng cũng đặt nhiều kỳ vọng vào việc phát triển cà phê đặc sản, cà phê cảnh quan để tạo dấu ấn cho Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tin liên quan
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
15:09 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics