Giải ngân vốn đầu tư công: Quy trách nhiệm cụ thể trong việc chậm trễ
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long |
Thưa ông, hiện nay, tại nhiều địa phương vẫn còn tình trạng ì ạch trong công tác giải ngân vốn đầu tư công. Ông nhìn nhận như thế nào về tình trạng này?
Bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước: Đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã thực hiện phân bổ 100% kế hoạch vốn đồng thời cũng đã giải ngân đạt 20% kế hoạch. Nguyên nhân khiến công tác giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh gặp khó khăn là do công tác giải phóng mặt bằng chậm; thực hiện phê duyệt các bản vẽ thiết kế thi công mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khách quan như việc tăng giá nguyên vật liệu, mùa mưa đến sớm ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Tuy vậy, tỉnh Bình Phước vẫn đang rốt ráo thực hiện đẩy nhanh tiến độ các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt, chúng tôi đã thực hiện gắn trách nhiệm tới từng lãnh đạo, nếu đơn vị nào không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư thì trong năm đó sẽ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Việc này đã được thực hiện trong vài năm gần đây và đã có hiệu quả nhất định. Ông Vũ Việt Văn, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Nguyên nhân khiến đến thời điểm ngày 4/5 tỉnh Vĩnh Phúc mới giải ngân đạt hơn 21% kế hoạch là do dịch Covid-19 cũng như thời điểm lễ tết đầu năm, nhiều công trình bị giãn thi công. Hơn nữa, tại tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều dự án trọng điểm có quy mô tổng mức đầu tư lớn khiến thời gian thực hiện thủ tục đầu tư kéo dài. Còn một khó khăn khác là thẩm quyền trong việc kéo dài thực hiện, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm của các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương còn chưa linh hoạt. Tuy vậy, bằng những biện pháp cụ thể, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2022 ở mức cao nhất. T.L (ghi) |
Đầu tư công giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên thời gian qua có những lý do khiến dự án đầu tư công thực hiện chậm trễ là do giá thép và giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng tăng cao. Nếu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương không có chính sách và giải pháp kịp thời, phù hợp thì khó thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội đặt ra.
Bên cạnh yếu tố khách quan như nguyên vật liệu tăng giá, cũng cần nhìn nhận rõ nguyên nhân chủ quan, đó là sự yếu kém trong công tác triển khai từ nhiều chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện các dự án. Ngoài ra, công tác phối hợp xử lý vướng mắc giữa các bộ, ngành cũng còn nhiều hạn chế.
Trong tình hình hiện nay, nguồn vốn đầu tư công phần nhiều không phải vốn tự có mà phải đi huy động từ nhiều nguồn, trong đó có tiền vay. Do đó, nếu chậm giải ngân ngày nào lãi suất sẽ tăng lên ngày đó, gây thiệt hại về kinh tế, lãng phí của cải xã hội. Đây là hậu quả theo tôi là trực tiếp và dễ nhận ra nhất.
Đối với kinh tế vĩ mô, chậm giải ngân vốn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế; làm “dày” thêm gánh nặng nợ công; gây lãng phí, thất thoát nguồn lực của nền kinh tế. Để bù đắp bội chi, Chính phủ lại phải sử dụng các công cụ khác như vay tiền trong nước, gây áp lực tăng giá, dẫn tới lạm phát và nhiều vấn đề khác.
Đặc biệt, tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra” đã làm mất cơ hội của những địa phương, đơn vị có năng lực tiếp thu vốn, sử dụng vốn hiệu quả, cũng như ảnh hưởng đến kỷ cương, quy định của Nhà nước.
Gần nửa năm đã trôi qua, Chính phủ đang rất rốt ráo trong công tác chỉ đạo, điều hành việc phân bổ cũng như giải ngân vốn. Vậy theo ông, cần những giải pháp thiết thực nào để có thể hoàn thành mục tiêu kế hoạch của năm 2022?
Theo tôi cần tăng cường giám sát, soi chiếu với những quy định về quản lý đầu tư để từng bước khắc phục tồn tại, nâng cao trách nhiệm và năng lực của những tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động này, tạo sự chuyển biến đồng bộ... Nếu dự án nào không tiêu được vốn cần kiên quyết điều chuyển vốn sang dự án khác có khả năng hấp thụ, giải ngân để tiết kiệm thời gian và khai thác tối đa đồng vốn đó.
Ngoài ra, cần tính đến hiệu quả của các dự án đầu tư, không thể cứ "thích" thì xin rồi "ngâm" không thực hiện. Cần nhìn nhận rõ nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, cần quy trách nhiệm cụ thể cho các bên. Đầu tiên là chính bộ, ngành khi lập dự án, dự toán để xin tiền. Tiếp đến là bên thẩm định dự án và bên phê duyệt dự án. Rõ ràng khi một dự án được chấp thuận rót vốn, đã được các bên tính toán hết các phương án thực hiện, tính khả thi. Nếu chậm giải ngân do chủ quan phải chỉ rõ trách nhiệm của cấp lãnh đạo, nhất là người đứng đầu một cách kịp thời. Việc chậm giải ngân phần lớn là do năng lực của bộ máy từ cơ quan quản lý, chủ đầu tư đến nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, vì vậy đây là yếu tố cần được cải thiện trong thời gian tới.
Để thúc đẩy giải ngân đầu tư công hiệu quả, nhanh chóng, Nhà nước cần thanh tra, kiểm tra, giám sát, có chế tài xử phạt nghiêm những cá nhân, tổ chức gây đình trệ, chậm giải ngân. Nhưng, thúc đẩy đầu tư công nhằm tăng trưởng kinh tế không phải bằng mọi giá, vẫn phải tuân thủ đúng Luật Đầu tư công, làm sao giải ngân phải thực sự có hiệu quả, tránh hiện tượng lợi dụng cơ hội này gây thất thoát lãng phí tổn hại tiền ngân sách Nhà nước.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics