Giấc mơ “đại bàng”
Đầu tư hạ tầng giao thông là lợi thế thu hút nhà đầu tư Ảnh: ST |
Mũi nhọn kinh tế tư nhân
Tại buổi "Đối thoại 2045" được tổ chức ngày 6/3 vừa qua để lắng nghe tiếng nói từ giới tinh hoa, từ các trí thức, các DN, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, chúng ta muốn vẻ vang, sánh vai với cường quốc năm châu, cần có những DN lớn mạnh, những thương hiệu có sức cạnh tranh khu vực và toàn cầu, đặc biệt có nguồn nhân lực xuất sắc để đảm đương những công việc lớn của đất nước. Muốn vậy, chúng ta cần giải phóng mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, tổng động viên mọi sức mạnh còn tiềm ẩn trong khoảng 100 triệu dân người Việt Nam. |
Đóng góp trên 42% vào cơ cấu GDP, thu hút khoảng 85-90% lực lượng lao động cả nước, hiện khối kinh tế tư nhân của Việt Nam đã định hình những dấu ấn rõ nét, trở thành trụ cột phát triển của quốc gia.
Bàn về việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh cho các DN trong và ngoài nước, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, khái niệm “làm tổ cho đại bàng” bao hàm cả nội dung làm tổ cho cả “đại bàng” Việt Nam, chứ không phải chỉ làm tổ để đón “đại bàng” nước ngoài. Theo ông Trần Đình Thiên, cách tiếp cận về phát triển DN Việt Nam cần dựa vào năng lực nội địa, dựa vào lực lượng kinh tế trong nước, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng. Doanh nghiệp tư nhân phải là DN Việt và nếu tới đây chúng ta làm đúng tinh thần của Đảng, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, thì nền kinh tế còn tăng trưởng cao hơn.
Dưới góc độ DN, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch tập đoàn Phú Thái cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu các DN "đại bàng" là do nhiều đơn vị chưa thể minh bạch, chia sẻ về hoạt động kinh doanh, khó có thể đồng hành, liên kết cùng nhau để phát triển. Ông Phạm Đình Đoàn cho rằng, để phát triển mạnh mẽ, DN không thể giữ suy nghĩ "riêng lẻ khoẻ ăn", tự cạnh tranh lẫn nhau, làm suy yếu lẫn nhau. Một nguyên nhân khác là do hệ sinh thái phát triển còn thiếu, các DN hầu như tự lực cánh sinh, tự cạnh tranh nội địa. Cũng theo đại diện Tập đoàn Phú Thái, nhà nước cần phải có hoạch định mạch lạc để DN phát triển mạnh trong 5 đến 20 năm tới. Đặc biệt, Chính phủ có thể hạn định số lượng đơn vị tham gia vào một số ngành nghề để tránh lãng phí nguồn lực. Ông nhấn mạnh vai trò điều tiết quy hoạch của Chính phủ, ví dụ không nên để tỉnh nào cũng làm du lịch, công nghiệp, không nên phát triển tràn lan, chồng chéo.
Hạ tầng đặc biệt quan trọng
Để xây dựng các DN lớn mạnh cho Việt Nam, theo ông Vũ Thanh Thắng, Phó Chủ tịch Tập đoàn Bkav, sau khi tìm hiểu tại Hàn Quốc, Trung Quốc, đơn vị này nhận ra rằng, những tập đoàn lớn của Hàn Quốc chiếm khoảng 50-60% GDP. Nếu Việt Nam có thể xây dựng được những DN tương tự thì có thể dẫn dắt nền kinh tế phát triển mạnh mẽ bởi các DN mũi nhọn là cánh chim đầu đàn để Việt Nam cất cánh. Đưa ra một số giải pháp để xây dựng DN mũi nhọn, ông Vũ Thanh Thắng đề xuất Chính phủ chọn các DN vượt trội, có sức khoẻ, sức mạnh cạnh tranh về công nghệ, đồng thời cần tạo ra môi trường để các DN phát triển bùng nổ, trong đó vốn, nhân lực, thị trường, chính sách đặc biệt quan trọng. Khi đã có sản phẩm có tỷ lệ nội địa hoá cao, Chính phủ cần tạo bàn đạp để sản phẩm được phổ biến, phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trước khi vươn ra toàn cầu. Đối với các DN khoa học công nghệ, việc đầu tư rất tốn kém, DN khó tiếp cận với nguồn vốn. Trong khi đó, tài sản trí tuệ rất khó định lượng, vì vậy cần có cơ chể để các công ty khởi nghiệp thuận lợi trong tiếp cận dòng tiền đầu tư. "Việt Nam cần phải xây dựng chính sách phát triển hạ tầng cho các DN mũi nhọn, tạo điều kiện cho “đại bàng” có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, yếu tố hạ tầng đặc biệt quan trọng để “đại bàng” làm tổ, yếu tố này bao gồm: công nghệ, vốn, nhân lực, thị trường", đại diện Bkav nhấn mạnh.
Chia sẻ về yếu tố khiến DN quyết định đầu tư, bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc Tập đoàn FLC cho biết, có 3 yếu tố cần quan tâm: thứ nhất là quy hoạch xây dựng của địa phương để biết được địa phương đang cần đầu tư vào lĩnh vực nào. Công tác quy hoạch phủ càng rộng, lợi thế càng cao. Thứ hai là đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đây là lợi thế thu hút nhà đầu tư. Mỗi địa phương có cách chuẩn bị đón các DN, nhưng nếu địa phương quan tâm đầu tư hạ tầng kết nối thì đó là lợi thế lớn. Thứ ba là thị trường lao động, tức là nguồn lao động của địa phương. Đây là các yếu tố cần, bên cạnh đó là các yêu tố tiên quyết. Song song đó là môi trường chính trị, sự đoàn kết thống nhất trong chủ trương, chỉ đạo của các địa phương.
Đại diện Tập đoàn FLC cho rằng, không cần chính sách riêng cho DN lớn, mà cần những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn trong những ngành được xác định là mũi nhọn của nền kinh tế. “Ví dụ trong lĩnh vực du lịch, Đảng và Nhà nước xác định du lịch là kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy các DN muốn đầu tư vào ngành này chưa có các cơ chế, chính sách ưu tiên thu hút và hấp dẫn, trong khi đây là lĩnh vực hoàn vốn khá lâu. Ngoài ra ở lĩnh vực du lịch mà chúng tôi đầu tư, cũng chưa có các điều khoản cụ thể trong chính sách về đầu tư hạ tầng du lịch. Hạ tầng là tiền đề để thu hút đầu tư. Du lịch là lĩnh vực được nhà nước quan tâm thì càng phải có những chính sách ưu tiên hơn”, bà Hương Trần Kiều Dung đề xuất.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Trong bối cảnh Việt Nam mới tham gia RCEP - Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực, khi hàng hoá của Trung Quốc vào Việt Nam với thuế suất bằng 0, các DN tư nhân sẽ đối mặt với áp lực và thách thức lớn. Vì vậy, khu vực kinh tế tư nhân phải có phương án để đối phó với RCEP, nhanh chóng số hoá, cải cách thể chế, giúp các DN nhanh chóng phát triển. Bên cạnh đó, các DN cần được tạo điều kiện thuận lợi về vốn, đất đai, Chính phủ nên phân cấp cho địa phương để hợp tác và thúc đẩy với DN.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn SOVICO và Hãng hàng không Vietjet: Chúng tôi mong rằng Chính phủ tin tưởng ở kinh tế tư nhân, ở DN và tập trung phát triển vào khu vực kinh tế tư nhân, hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có sức mạnh và thương hiệu quốc gia, quốc tế, đồng thời thúc đẩy các DNNVV, khu vực nông nghiệp nông thôn, các công ty khởi nghiệp. Để hỗ trợ tăng trưởng, rất cần đổi mới tư duy, cần sự quyết liệt, hiệu quả bằng chính sách thống nhất xuyên suốt từ Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, khi đó chúng ta có một quốc gia đổi mới, cải cách để thu hút được các nguồn lực để phát triển tốt. Sự đổi mới cần toàn diện và đồng bộ giữa các ngành, từ kế hoạch đầu tư, tài chính, ngân hàng, bộ chuyên ngành… Chúng tôi mong muốn Chính phủ kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, giữa các DN với nhau. |
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics