Gấp rút "giải cứu" nông sản Hải Dương, Quảng Ninh ế ẩm vì Covid-19
Không “ngăn sông cấm chợ” với vùng dịch | |
8 nhóm giải pháp để xuất khẩu nông sản “cán đích” 50 tỷ USD | |
Xuất khẩu nông sản: Lợi thế cạnh tranh thuộc về các doanh nghiệp đầu tư bài bản |
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN |
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, diện tích rau màu vụ đông chưa kịp thu hoạch của tỉnh Hải Dương là 7.832ha (chiếm 35%) diện tích, chủ yếu là diện tích hành, tập trung ở huyện Kinh Môn với khoảng 3.500 ha; cà rốt ở Nam Sách còn khoảng 350 ha, Cẩm Giàng 400 ha.
Tại Gia Lộc, còn khoảng 200 ha cải bắp, su hào, súp lơ chưa kịp thu hoạch, diện tích rau màu còn lại ở Tứ Kỳ là 200 ha, Kim Thành 400 ha…
Tại Quảng Ninh, diện tích rau màu chưa thu hoạch còn trên 2.000 ha, chủ yếu là khoai tây, ngô, rau các loại với sản lượng ước khoảng 30.000 tấn.
Khảo sát của Bộ NN&PTNT cho thấy, sau khi bùng phát các ổ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, giá nông sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương bị giảm khoảng 10 – 20% so với trước khi bùng phát dịch Covid-19.…
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đánh giá, việc tiêu thụ cà rốt, khoai tây đang gặp nhiều khó khăn do hai loại nông sản này có sản lượng lớn, mức độ tiêu thụ trong tỉnh, trong nước không được nhiều (chỉ 10%), chủ yếu là xuất khẩu (90%).
Trong khi đó, kho bảo quản lạnh trong tỉnh Hải Dương có hạn. Nếu dịch bệnh được kiểm soát trước Tết Nguyên đán thì việc tiêu thụ cà rốt không đáng lo nhưng nếu dịch bệnh kéo dài thì đây là vấn đề đáng lưu tâm.
Đáng chú ý, hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa ra vào các địa phương này rất khó khăn, phức tạp. Trong khi đó, việc sản xuất của bà con vẫn diễn ra bình thường, trừ những hộ nằm trong diện cách ly, phong tỏa.
Các chợ dân sinh trên địa bàn hai tỉnh này đã bắt đầu áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nên buôn bán ngoài đường, vỉa hè bị hạn chế, hoạt động buôn bán khó khăn hơn, giá không cao nhưng sức mua giảm.
Thị trường tiêu thụ nông sản chính của Hải Dương là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (tiêu thụ khoảng 60% tổng sản lượng su hào, bắp cải, rau ăn lá, ổi, cam, chuối… của Hải Dương).
"Tuy nhiên, các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiêu thụ và người tiêu dùng có tâm lý e ngại, không muốn sử dụng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hải Dương và tiếp xúc với người Hải Dương. Các doanh nghiệp, thương lái của tỉnh khác không muốn đến Hải Dương để thu mua nông sản vì lo ngại dịch và phải cách ly”, báo cáo của Bộ NN&PTNT nêu rõ.
Để tiêu thụ nông sản cho nông dân trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, theo Bộ NN&PTNT, tại các địa phương đang bị phong tỏa tập trung thu hoạch cây hành, tỏi (tại Kinh Môn, Chí Linh) từ nay đến Tết Nguyên đán để giải phóng đất cấy lúa; ưu tiên thu hoạch và bảo quản tại nông hộ chờ tiêu thụ khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Các loại rau màu cần tiêu thụ ngay thì ưu tiên tiêu thụ ngay tại các cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ trong tỉnh như siêu thị, nhà máy chế biến, chợ. Đối với cây cà rốt, thu hoạch từ nay đến cuối tháng 3/2021; với những diện tích củ còn nhỏ, khuyến khích giữ lại ruộng, tiếp tục chăm sóc để chờ tiêu thụ khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Với những diện ích cà rốt đã đến kỳ thu hoạch, thúc đẩy tiêu thụ tại các doanh nghiệp trong tỉnh (các nhà máy tập trung ở Cẩm Giàng, Gia Lộc); sau khi sơ chế, đóng gói mang đi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Khi vận chuyển ra ngoài tỉnh, Bộ NN&PTNT nêu rõ, phải có phương án chuyển tải hoặc đổi lái (ở khu vực cửa ngõ tỉnh) và áp dụng các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của ngành y tế.
Đáng chú ý, đối với các địa phương chưa bị phong tỏa, cần đẩy mạnh tập trung chăm sóc và thu hoạch cây vụ đông đã đến kỳ thu hoạch để phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường trước và sau Tết Nguyên đán...
Liên quan tới vấn đề tiêu thụ hàng hóa tại các vùng dịch, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, tập trung việc chống dịch trước tiên để đảm bảo dịch tại vùng này không lây lan ra sang các vùng khác.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp và các bộ ngành liên quan để tránh tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, đưa các mặt hàng của người nông dân ra tiêu thụ ở các vùng khác.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics