Đường dẫn hàng trăm cổ phiếu về "vùng giá bèo"
Ngàn lẻ một lý do
Số cổ phiếu có thị giá thấp tập trung nhiều nhất tại sàn UPCoM, nơi có nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết thực hiện bước chuyển tiếp trước khi niêm yết lên hai sàn HOSE và HNX.
Tỷ trọng này giảm dần theo độ khắt khe của điều kiện niêm yết. Như vậy, có thể thấy, việc đặt ra tiêu chuẩn niêm yết cao hơn tương quan thuận với chất lượng của các công ty.
Tuy có thị giá thấp, nhưng nếu nhìn theo mối tương quan với lợi nhuận, các cổ phiếu này không hề rẻ. Cá biệt, cổ phiếu TNT đang có thị giá 1.680 đồng/cổ phiếu, nhưng P/E lên tới 137 lần.
Thị trường có đầy đủ lý do để “treo” mức thị giá rất thấp cho các cổ phiếu này.
Ngoài những lý do xuất phát từ yếu tố nền tảng như hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, cổ phiếu bị đưa vào diện bị kiểm soát do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là con số âm, vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin thì còn nhiều lý do khác đưa thị giá cổ phiếu về vùng rất thấp.
Đó là, cổ phiếu không có thanh khoản kể từ khi lên sàn, hay còn gọi là những cổ phiếu bị lãng quên. Những cổ phiếu này xuất hiện nhiều trên sàn HNX và UPCoM.
Điểm chung là lượng cổ phiếu của các doanh nghiệp tập trung trong tay các nhà đầu tư tổ chức hoặc ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Điều này dẫn tới giá cổ phiếu ít biến động kể từ khi lên sàn, thị giá không phản ánh giá trị thực của công ty.
Bản chất của quá trình nhìn nhận lại giá trị của tài sản đến từ khác biệt về nhận thức và khoảng chênh về kỳ vọng giữa các nhà đầu tư xoay quanh giá trị thực của một doanh nghiệp.
Các công ty đại chúng đúng nghĩa phải có số lượng cổ đông lớn và chất lượng thì quá trình này mới phát huy tính hiệu quả trong dài hạn.
Ngược lại, ban lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp tham gia giao dịch quá nhiều và liên tục cổ phiếu của chính công ty mình cũng ảnh hưởng tiêu cực tới giá cổ phiếu.
Trong nhóm này, phải kể tới mã HTT và TDG. Các thành viên lãnh đạo chủ chốt của hai doanh nghiệp này đã mua bán cổ phiếu với số lượng lớn trong vòng 1 năm qua. Khi ban lãnh đạo thay đổi vai trò từ thuyền trưởng, đầu tàu sang “lướt sóng trên lưng cổ đông”, cấu trúc cổ đông không bền vững và điều này đã được kiểm chứng qua rất nhiều công ty khác niêm yết trên sàn.
Mỗi khi ban lãnh đạo nói quá nhiều về giá cổ phiếu, đó luôn là một dấu hiệu không hay cho các cổ đông nhỏ lẻ.
Trong nhóm cổ phiếu thị giá thấp, có những trường hợp nhiều lần phát hành riêng lẻ và chia tách cổ phiếu trong khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả như HQC, DLG...
Tạo thanh khoản cho cổ phiếu là một trong những nhu cầu thiết yếu, đặc biệt đối với những công ty tại các thị trường chứng khoán sơ khai như Việt Nam.
Bởi lẽ, thanh khoản vẫn là một trong mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư và rủi ro thanh khoản cũng là một dạng rủi ro thường xuyên xảy ra.
Tuy nhiên, thanh khoản quá cao cũng không tạo ra thêm giá trị cho cổ đông ngoài việc làm cho biến động giá quá lớn, gây ảnh hưởng tới các cổ đông dài hạn và khiến thị giá đi quá xa so với giá trị thực.
Một lượng chi phí ma sát rất lớn của cổ đông do giao dịch cổ phiếu tạo ra gây lãng phí nguồn lực và không tạo ra giá trị dương nào cho doanh nghiệp.
Một trong những cổ phiếu được khao khát nhất thế giới là cổ phiếu hạng A của Tập đoàn Berkshire Hathaway chưa từng một lần chia tách và đang có giá trên 330.000 USD/cổ phiếu, bằng cả một gia tài.
Ngoài ra, còn một số lý do khác liên quan tới việc ban lãnh đạo Công ty dính vào các vấn đề pháp lý, mất uy tín với khách hàng.
“Của rẻ là của ôi”!
Ở góc độ giao dịch thị trường, thời điểm 5 - 7 năm trở về trước, khái niệm cổ phiếu có giá siêu rẻ được gọi là cổ phiếu penny rất phổ biến.
Thậm chí, thị trường sinh ra những con sóng gọi là sóng penny thường báo hiệu cho chu kỳ cuối của một thị trường giá lên.
Các nhà giao dịch hầu như không quan tâm tới bản chất kinh doanh phía sau, mà chỉ tập trung vào biến động giá và khối lượng, đánh nhanh và rút nhanh.
Giai đoạn này, dòng tiền đổ vào cổ phiếu penny có thể nhìn một cách rõ ràng khi giá cổ phiếu tăng bất chấp.
Khái niệm này đã yếu dần khi nhà đầu tư bắt đầu xem việc sở hữu cổ phiếu như là sở hữu một phần của doanh nghiệp.
Nhìn trên góc độ đầu tư vào doanh nghiệp, một số nhà đầu tư khá yêu thích những doanh nghiệp có quy mô bé vì họ cho rằng, những doanh nghiệp này dễ hiểu, dễ kiểm soát.
Điều này không sai nhưng cần hiểu đúng, biết đủ về các loại rủi ro có thể xảy ra vì bất kỳ mô hình nào cũng cần thời gian dài để kiểm chứng, các công ty nhỏ cũng chưa có những lợi thế cạnh tranh một cách rõ rệt, chủ yếu vẫn trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ môi giới hoặc sản xuất nhỏ...
Chính vì những hiểu biết không đầy đủ về rủi ro nên có khả năng rơi vào những trường hợp “thua lỗ vĩnh viễn”, tình hình công ty không biết khi nào có thể phục hồi trở lại.
Khi đầu tư vào những công ty nhỏ, cần “mức bù rủi ro” và “biên an toàn” cao hơn rất nhiều cho các sự kiện, thông tin không minh bạch.
Ví dụ, thông tin, số liệu tài chính được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán nhỏ, không có thương hiệu và rất dễ có sự “ăn rơ” giữa kế toán trưởng với các công ty này vì việc lựa chọn đơn vị kiểm toán do đại hội đồng cổ đông thông qua danh sách, ủy quyền cho hội đồng quản trị và tiếp tục có sự ủy quyền xuống các cấp thấp hơn.
Số liệu kế toán là biến số rất dễ để điều chỉnh, nhà đầu tư không thể nắm được bản chất kinh tế phía sau các giao dịch này.
Trên thị trường giai đoạn vừa qua đã chứng kiến những sự việc tồi tệ hơn khi vốn điều lệ của công ty là “vốn ảo”, phát hành lòng vòng cho các bên liên quan và thực chất giá trị thực của những cổ phiếu này là 0 đồng, cho nên việc phân phối với giá nào, những bên có lợi ích liên quan cũng sẽ không lỗ được.
Ngay cả các doanh nghiệp lớn được kiểm toán bởi Big 4, có các bên đối trọng với những lợi ích ràng buộc lẫn nhau như cổ đông lớn, quỹ đầu tư, ngân hàng… công bố thông tin chặt chẽ đôi khi vẫn xảy ra những trường hợp đáng tiếc như vậy.
Cho nên, trước khi nghĩ tới sinh lời, các nhà đầu tư nên tự trau dồi để bảo vệ mình trước.
Quay trở lại với nhóm công ty phía trên, giá cổ phiếu giảm mạnh không chỉ bắt nguồn từ một nguyên nhân đơn lẻ.
Giả sử vốn điều lệ của các doanh nghiệp này được góp đúng, góp đủ thì các doanh nghiệp đều đang giao dịch dưới giá trị sổ sách rất nhiều trong một khoảng thời gian dài. Lợi nhuận từ khi lên sàn của nhiều doanh nghiệp trồi sụt và giảm rất mạnh (xem bảng).
Mỗi doanh nghiệp đều có câu chuyện khó khăn riêng, nhưng ngoài việc hoạt động kinh doanh không tốt thì điểm chung lớn nhất của những công ty này là niềm tin của cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và các đối tác, chủ thể khác bị ảnh hưởng nặng nề qua nhiều sự việc.
Việc xây dựng niềm tin cần thời gian dài, nhưng đánh mất nó thì rất nhanh. Nếu phân nhóm theo ngành nghề, trong nhóm nguyên vật liệu, xây dựng, khai khoáng, luyện kim, có những cái tên như LCM, ATG, PXT, TNT; nhóm bất động sản gồm HQC, HTT, DLG, MCG, DIC; nhóm vận tải biển, năng lượng gồm VOS, TDG...
Nhiều doanh nghiệp khoáng sản trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua khiến nhà đầu tư ngán ngẩm vì những câu chuyện như gian lận báo cáo tài chính, kinh doanh kém hiệu quả, sở hữu chéo lằng nhằng…
Chẳng hạn, CTCP Khai thác và chế biến khoáng sản Lào Cai (LCM) có ý kiến ngoại trừ trọng yếu của kiểm toán trên báo cáo tài chính năm 2017 về vấn đề không được chứng kiến việc kiểm kê hàng tồn kho của công ty con là Công ty TNHH Gia Long Hòa Bình; đồng thời, không nhận được xác nhận góp vốn của công ty con này vào công ty cháu là CTCP Granite Phú Yên.
Kiểm toán cũng nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty trong báo cáo hợp nhất. LCM giải trình rằng, việc mưa bão ảnh hưởng tới khả năng kiểm kê hàng hóa, đồng thời Phòng Kế toán của CTCP Granite Phú Yên không cung cấp báo cáo tài chính và xác nhận khoản đầu tư cho đơn vị này!
Báo cáo tài chính bán niên sau soán xét năm 2019 của CTCP An Trường An sau điều chỉnh ghi nhận lỗ 16,8 tỷ đồng, công ty này đang hoạt động không có doanh thu, kiểm toán đưa ra vấn đề cần nhấn mạnh và lỗ tăng thêm chủ yếu do điều chỉnh tăng dự phòng các khoản phải thu.
Công ty này đang trong tiến độ hoàn thành dự án Sơn Mỹ, giảm mạnh hoạt động kinh doanh nông sản nên chưa phát sinh doanh thu. PXT bị Cục Thuế Bà Rịa - Vũng Tàu phong tỏa 7 tài khoản ngân hàng, cưỡng chế thi hành thuế, kiểm toán có ý kiến ngoại trừ về việc tài sản là các quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng từ một bên thứ ba và giấy chứng nhận đã hết thời hạn cùng các vấn đề nhấn mạnh về các khoản nợ phải trả quá hạn, công nợ và các nghĩa vụ tài chính liên quan.
CTCP Tập đoàn DLG đã quá nổi tiếng với các dự án đình đám như Đức Long NewLand, Golden Land, Western Park và Elysium nhận đặt cọc của khách hàng đã nhiều năm nhưng các dự án vẫn chưa được triển khai, đến cuối thời điểm tháng 4/2019, DLG đã nhanh chân thoái vốn khỏi các dự án này. Khách hàng đang làm đơn khởi kiện trong khi DLG đã thoái vốn thành công tại các công ty con.
CTCP Tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân cũng là cái tên “ồn ào” với những chiến lược marketing dự án rầm rộ là một công ty dẫn đầu trong lĩnh vực nhà ở xã hội, nhưng khách hàng thuộc dự án nhà ở xã hội lớn nhất tại tỉnh Khánh Hòa đang phải kêu cứu vì chậm tiến độ bàn giao.
Đồng thời, điều khoản hợp đồng rất bất lợi cho các khách hàng, báo cáo không đầy đủ nội dung cho Sở xây dựng và còn nhiều sự việc khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Công ty.
Các trường hợp còn lại cũng rơi vào trạng thái yếu kém trong vận hành, phân bổ vốn và nhiều ý kiến nhấn mạnh, ngoại trừ của kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục.
Nhìn chung, khi đầu tư vào các công ty với quy mô nhỏ thường mang nặng yếu tố con người và quyền lực tập trung cao trong tay một vài ban lãnh đạo chủ chốt. Việc hiểu rõ doanh nghiệp đó nằm trong “vòng tròn năng lực” là yếu tố tiên quyết khi đầu tư vào bất kỳ loại hình, tài sản nào.
Tin liên quan
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics