Đột phá thể chế để kinh tế vượt lên sau khủng hoảng
Việt Nam cần huy động tổng hợp nguồn lực đất, lao động, vốn, khoa học và công nghệ, cùng những nguồn lực mới như số hóa, con người để tạo ra tăng trưởng. Ảnh: Tiểu My |
Quan trọng nhất là thể chế
Chuyên gia kinh tế TS. Trần Văn Thọ: Hiện nay, nếu khống chế được dịch Covid-19 và kinh tế trở lại quỹ đạo 6-7% thì Việt Nam có thể đạt được mức thu nhập trung bình cao vào khoảng năm 2025-2026. Đến năm 2045, Việt Nam có thể từ mức trung bình cao, phát triển đến mức thu nhập cao của một nước tiên tiến hay không? Thời gian 20 năm không ngắn. Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ mất trên dưới 10 năm cho giai đoạn này. Nhưng các nước tiên tiến ở Đông Á khi còn ở mức trung bình đã xây dựng được một thể chế kinh tế làm tiền đề cho giai đoạn tiến lên mức thu nhập cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các vấn đề về phát triển thị trường vốn, thị trường đất đai, chấn hưng khoa học và công nghệ, hiệu suất hóa bộ máy hành chính liên quan tiền lương và chế độ tuyển chọn quan chức các cấp, xác lập quan hệ lành mạnh và hiệu quả giữa nhà nước và doanh nghiệp… hiện còn đang hạn chế. Trong 4-5 năm tới, Việt Nam cần hoàn thiện những điều kiện đó mới có thể đạt được mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk: Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống y tế và nên cân nhắc việc sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ để tái thiết nền kinh tế, đặc biệt là giảm sự cứng nhắc trong hệ thống phân bổ ngân sách, cho phép nguồn vốn được phân bổ dễ dàng hơn giữa các danh mục chi tiêu. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên cân nhắc về tính hiệu quả, không chỉ trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất mà còn phải để tâm đến việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động Chính phủ. Đây là yếu tố quan trọng trong phục hồi kinh tế, cũng đóng góp vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam. Xuân Thảo (ghi) |
Năm 2021, do những tác động của đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đã đề ra. Thời gian tới, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường với biến chủng mới.
Trước mắt năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức làm sao để tạo lực đẩy tốt hơn cho đà phục hồi kinh tế.
Đánh giá về những tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Việt Nam có độ mở cửa nền kinh tế ở mức 200% GDP, là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Vì vậy, những chuyển động của thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam và nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam rất lớn.
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, để thoát bẫy thu nhập trung bình, quan trọng nhất là thể chế, cụ thể là thể chế tổ chức vận hành nền kinh tế.
“Hiện chúng ta thiếu 2 khâu rất quan trọng trong áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Một là, chúng ta không xây dựng được một đội ngũ hành chính công vụ tinh hoa như các nước Đông Bắc Á đang có. Hai là, không có công nghệ. Phải có công nghệ Việt Nam mới vươn lên từ ‘thế giới thứ ba’ lên ‘thế giới thứ nhất’, còn nếu không quả thực rất khó”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Đặng Kim Sơn, để sánh vai với 5 châu, kinh tế Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng rất cao trong một giai đoạn dài. Theo tính toán mô phỏng, tăng trưởng GDP/người từ 7% trở lên chỉ có thể đuổi kịp Thái Lan hay Malaysia trong thời gian tới. Muốn bắt kịp Trung Quốc, Việt Nam phải tăng trưởng 10,48% và muốn sánh ngang với Hàn Quốc thì phải đạt 11,08% trong 30 năm tới.
“Mô hình tăng trưởng mới sẽ gồm 2 yếu tố chính. Thứ nhất, áp dụng khoa học công nghệ, xây dựng nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Thứ hai, phân bổ lại nguồn lực hiện có bằng cách đột phá thể chế, tháo gỡ khó khăn. Trong đó, cần phát triển dựa trên lợi thế vùng miền. Ví dụ, Đồng bằng sông Cửu Long vốn là vựa lúa, vựa thuỷ sản, vựa trái cây không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới; Tây Nguyên là nơi lý tưởng để phát triển cây công nghiệp dài ngày, phát triển chăn nuôi... do vậy sẽ lấy nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao làm trọng tâm. Tương tự, dải ven biển miền Trung thì đây sẽ là vùng phát triển kinh tế biển, phát triển năng lượng tái tạo, phát triển du lịch. Tập trung phát triển nền kinh tế của địa phương mình nhưng phải kết nối với nhau", ông Sơn phân tích.
Động lực cho mô hình tăng trưởng mới
Cũng theo TS Đặng Kim Sơn, xây dựng mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam cần huy động tổng hợp nguồn lực đất, lao động, vốn, khoa học và công nghệ cùng những nguồn lực mới như số hóa, con người để tạo ra tăng trưởng. Và để làm được tất cả những điều này phải dựa trên nền tảng của chính sách vĩ mô, đặc biệt là đột phá về thể chế kinh tế và phải có sự hậu thuẫn từ Nhà nước dựa trên các động lực tăng trưởng kinh tế sẵn có.
Làm rõ hơn về các động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, ông Nguyễn Thành Phong, Phó Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài không chỉ về quy mô vốn đầu tư và thị trường mà các yếu tố này còn đóng vai trò neo giữ kỳ vọng cho các nhu cầu tiêu dùng và đầu tư nội địa. Đồng thời, với chiến lược hướng ngoại của nền kinh tế thì giới hạn tăng trưởng chủ yếu đến từ phía cung. Khả năng tăng cung sẽ đóng vai trò quyết định. Vì vậy, bên cạnh việc thay đổi mô hình tăng trưởng, động lực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế Việt Nam sẽ là đầu tư để vừa tăng cầu nhưng cũng để tăng sản lượng tiềm năng (tăng khả năng tăng cung); xuất khẩu; tiêu dùng trong nước. Trong đó đầu tư là điều kiện cần và xuất khẩu là điều kiện đủ còn tiêu dùng nội địa là yếu tố tăng thêm.
“Tuy nhiên, động lực đầu tư là yếu tố nền tảng nhất. Động lực xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố thuận lợi của thị trường bên ngoài và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, thị trường bên ngoài rất thuận lợi cho xuất khẩu khi hầu hết các nước đều thực hiện các gói kích cầu hào phóng làm tăng nhu cầu nhập khẩu. Chúng ta có tận dụng được nhu cầu này không phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đầu tư”, ông Phong nhấn mạnh.
Trong trung và dài hạn, cần mở rộng không gian phát triển, tìm kiếm thêm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế như đổi mới sáng tạo, khoa học, công nghệ, đô thị hóa, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các cực tăng trưởng mới dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững hơn. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đón bắt thời cơ, thu hút đầu tư và các nguồn lực bên ngoài từ nhiều quốc gia, khu vực phục vụ phát triển đất nước.
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước: Phải bắt đầu từ thể chế
08:29 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics