Dòng tiền đầu tư vào Việt Nam vẫn tích cực
Chứng khoán tăng chủ yếu dựa vào dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân | |
Hướng dòng tiền vào các quỹ ETF |
Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tiếp tục duy trì xu hướng tích cực trong tháng 7 |
Theo đó, dòng vốn ETF vẫn tích cực trong tháng 7 với tổng giá trị ròng gần 700 tỷ đồng và là tháng thứ 3 liên tiếp có dòng vốn dương (tháng 5 là 670 tỷ đồng; tháng 6 là 420 tỷ đồng). Xu hướng tích cực ghi nhận ở hầu hết các quỹ. Đáng chú ý, động lực dịch chuyển sang khối ETF ngoại khi 2 quỹ thu hút được dòng vốn lớn nhất là VanEck Vectors ETF (262 tỷ đồng) và FTSE Vietnam ETF (146 tỷ đồng).
Ngược lại, xu hướng tăng đã yếu đi ở các ETF nội mới thành lập như VNDiamond ETF và VNFIN Lead ETF. Quỹ ETF nội lớn nhất là VFM VN30 ETF đã có dòng tiền giải ngân trở lại từ giữa tháng 7, tuy vậy, diễn biến dịch Covid bất ngờ đã khiến quỹ bị rút vốn trở lại trong tuần cuối tháng, tính chung chỉ thu hút được 58 tỷ đồng trong tháng 7.
Trong khi đó, các quỹ đầu tư chủ động ở Việt Nam tăng tỷ trọng cổ phiếu thể hiện ở tỷ trọng tiền mặt của các quỹ chủ động giảm rõ rệt kể từ đầu tháng 6 và được giữ ở mức thấp trong tháng 7. Tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL (Dragon Capital) – quỹ chủ động lớn nhất tại thị trường Việt Nam tại cuối tháng 7 chỉ là 0,87%, của quỹ PYN Elite là 4%, đều là những mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020 đến nay.
Dòng vốn ngoại vào các quỹ đầu tư tại Việt Nam cũng có những tín hiệu tích cực. Theo thống kê của EPFR Global, tổ chức chuyên thống kê dòng vốn ở các quỹ đầu tư trên toàn cầu, dòng vốn đổ vào trong nửa cuối tháng 7 đã cao hơn lượng rút ra nửa đầu tháng. Tính chung cả tháng 7 có 6,5 triệu USD vốn ngoại tăng thêm vào các quỹ đầu tư tại Việt Nam.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, các thị trường lớn ở khu vực châu Á (ngoại trừ Đài Loan) đều bị rút ròng nhưng mức rút ròng của thị trường Việt Nam (3,6 triệu USD) thấp hơn nhiều so với các thị trường Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan… Trong tuần đầu tháng 8/2020, có 7,6 triệu USD vốn ròng vào các quỹ ở Việt Nam (theo EPFR). Trong thời gian tới, việc sớm kiểm soát dịch bệnh đóng vai trò quyết định đến tâm lý đầu tư cũng như hiệu lực của các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ Việt Nam và vẫn sẽ là yếu tố chính chi phối diễn biến dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Trên thế giới, chỉ số sản xuất PMI của Trung Quốc phục hồi mạnh lên 52,8 và sức hấp dẫn từ thị trường chứng khoán (chỉ số Shanghai Composite tăng 11%) đã kéo dòng vốn ngoại trở lại Trung Quốc trong nửa đầu tháng 7 và rút ròng trở lại trong nửa cuối tháng nhưng tính chung lại vẫn tăng 5 tỷ USD trong cả tháng 7, tập trung vào các quỹ ETF do Trung Quốc quản lý.
Cùng với thị trường Trung Quốc, các quỹ đầu tư cổ phiếu toàn cầu cũng là điểm sáng hút vốn khi dòng tiền liên tục tăng lên, tổng cộng tăng 9,5 tỷ USD trong tháng 7. Nếu loại trừ 2 nhóm quỹ này, trong tháng, dòng vốn vẫn rút ròng khoảng 9,2 tỷ USD khỏi cổ phiếu (theo EPFR). Quỹ đầu tư toàn cầu chủ yếu huy động dòng tiền đầu tư từ các cá nhân. Từ đó cho thấy, nhà đầu tư cá nhân vẫn đang đi ngược lại xu hướng phòng thủ của các nhà đầu tư chuyên nghiệp và là lực đỡ chính cho các thị trường chứng khoán. Bởi vậy, biên độ dao động các thị trường chứng khoán sẽ mạnh hơn.
Dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào trái phiếu (tăng 68,9 tỷ USD) trong đó nhiều nhất là vào trái phiếu các thị trường mới nổi (Trung Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia…)
Trong tháng 7, dòng vốn rút mạnh khỏi các quỹ tiền tệ Mỹ (58 tỷ USD) và liên tục đổ vào các quỹ tiền tệ Tây Âu (54,6 tỷ USD). Chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD (DXY) đã giảm từ 97,4 về 93,3 trong khi EUR tăng tới 4,8% trong tháng 7.
SSI nhận định, USD giảm giá mạnh sẽ khiến các tài sản đầu tư tại các thị trường mới nổi và khu vực châu Á nói riêng hấp dẫn hơn. So với các nền kinh tế mới nổi ở châu Mỹ, châu Âu – Trung Đông – châu Phi (EMEA), tình hình Covid-19 khu vực châu Á (ngoại trừ Ấn Độ) nhìn chung vẫn đang được kiểm soát, chỉ số PMI tháng 7 cải thiện mạnh ở hầu hết các nước khiến dòng tiền vào cổ phiếu các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á sẽ tích cực hơn. Đặc biệt, ở một số thị trường có sức hấp dẫn riêng. Ví dụ như Đài Loan kiểm soát tốt dịch bệnh, quan hệ thương mại tốt với Trung Quốc và có công nghiệp công nghệ cao phát triển đã khiến các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Đài Loan tăng 7% tài sản đang quản lý (AUM) trong suốt quý 2/2020.
Tin liên quan
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy 30 triệu Eur vào KCN Đông Nam Á
13:16 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics