Độc đáo bánh chưng gù nếp nương của người Dao Thanh Y
Những điều lạ lùng và độc đáo không phải ai cũng biết về quả bơ | |
Cá bã trầu đẹp mắt, ngọt riêu | |
Khám phá ẩm thực xứ sở bò tót với các món Tapa độc đáo | |
Về Trà Cổ ăn cháo... |
Nguyên liệu không thể thiếu của bánh chưng gù là gạo nếp nương, thịt ba chỉ. |
Bánh chưng gù được gói bằng nếp nương cho vị thơm ngon, dẻo ngậy, là đặc sản mỗi dịp lễ Tết, đồng thời cũng là chiếc bánh ngon miệng, đủ dinh dưỡng và thuận tiện khi đi rừng cả ngày của người Dao Thanh Y ở Vạn Yên (Vân Đồn).
Theo ông Lý Đức Nguyên (thôn Đài Làng, xã Vạn Yên) kể thì người Dao ở đây vốn là cư dân di cư từ các vùng Tiên Yên, Lạng Sơn về đây, đem theo nhiều phong tục tập quán đẹp. Trong đó, bánh chưng gù đặc sản từ gạo nếp nương là một trong những nét đặc sắc của người Dao. Ngày nay, phong tục tập quán đã thay đổi, việc gói bánh chưng gù cũng linh động hơn. Ngoài dịp Tết, bánh chưng gù cũng được gói ngày thường, dùng trong những dịp đi nương, đi rừng.
Theo giải thích của những người Dao cao tuổi thì bánh chưng gù là thành quả lao động, tinh hoa thu hái từ trồng cấy và nghề đi rừng của người Dao. Người Dao vốn thiện nghệ nghề đi rừng, giỏi nghề trồng nếp nương, dùng lá cây rừng…Các khu đồi ở thôn Đài Làng được phát làm nơi trồng keo mới và cũng là nơi trồng nếp nương xen kẽ.
Thông thường, nếp nương được trồng từ tháng 4 âm lịch. Lúa nương vốn là giống sinh trưởng rất tốt dù có trồng xen canh cùng keo hoặc ở điều kiện khô, hạn, không có nước. Điều đặc biệt là lúa nương có thể để rất lâu, vài năm vẫn dùng tốt. Dù là giống tốt, sinh trưởng khỏe, tuy nhiên thóc nếp để làm giống thì phải trồng cấy thường xuyên theo mùa vụ, không để cách năm. Nếu để cách năm thì thóc nếp nương không thể nẩy mầm khi trồng cấy vào những năm sau đó.
Gói bánh chưng gù nếp nương với lá dong rừng, lá ỏng ở nhà ông Lý Đức Nguyên (thôn Đài Làng, xã Vạn Yên). |
Lúa nương sinh trưởng trong 5 tháng, thông thường tới tháng 9-10 âm lịch là được thu hoạch mà không phải chăm sóc nhiều, chỉ cần làm cỏ. Hạt lúa nương dài, to hẳn so với lúa nếp thường, rất dẻo và thơm. Người Dao Thanh Y gặt lúa nếp nương cũng khá đặc biệt. Lúa nương thường cao, to hơn cây lúa thường. Người gặt cũng chỉ dùng 1 cái liềm dài chừng 10 phân, có lưỡi dài khoảng 3 phân và chỉ gặt bông lúa, không lấy phần thân.
Thông thường, bánh gù được gói vào dịp lễ tết. Ngày nay, người Dao cũng có nhiều thay đổi, kích thước, cách gói bánh gù với lá dong bên ngoài, lá ỏng bên trong. Bánh gù cũng thường được gói khác nhau vào các dịp lễ tết khác nhau. Ngày Tết, người Dao Thanh Y gói bánh gù tròn nhưng 2 đầu to bằng nhau.
Bánh chưng gù nếp nương được gói nhỏ để luộc nhanh chín, tiện cầm đi rừng. |
Thường ngày, người Dao hay gói bánh gù kích thước nhỏ, to bằng cổ tay, nhọn hai đầu để gọn nhẹ, dễ mang đi rừng, gói nhanh và luộc cũng nhanh chín, chừng 2h đồng hồ. Để có được những chiếc bánh đẹp, người phụ nữ Dao tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ chọn nguyên liệu, gói bánh và đun bánh. Từng hạt gạo, hạt đỗ được các mẹ, các chị chọn cẩn thận, hạt nào cũng to, tròn và đều tăm tắp. Lá bông ỏng phải được lấy từ trên rừng về, lá phải xanh, to đều lá và mềm.
"Phần chính của bánh chưng gù là nếp nương trắng ngần, đỗ xanh, thịt ba chỉ và lá cơm lông, được gói bằng lá bông ỏng, bên ngoài là lá dong rừng, bó lại chắc chắn bằng lạt tre. Đôi khi có thể gói bằng lá dong đỏ bởi lá dong đỏ to, đẹp mắt. Đặc biệt, người Dao ở đây còn có đậu xanh nương, hạt to, bở, thơm ngon. Thịt lợn ba chỉ được thái miếng dài, để cả bì trải dài thân bánh, nêm thêm nhân chút hạt tiêu hay thảo quả" - ông Nguyên chia sẻ.
Bánh gù nếp nương ngon mắt, ngon miệng. |
Đặc biệt, bánh chưng gù loại nhỏ này gói nhanh, luộc nhanh chín, tiện dụng. Vốn thiện nghệ nghề đi rừng, người Dao cũng chỉ cần 1,2 cái bánh chưng nếp nương và 1 chai nước là có thể đi rừng cả ngày. Khi tới bữa, người Dao chỉ việc bóc bánh, lấy nạt trên gói bánh cắt từng khúc ra ăn, vừa tiện dụng vừa đảm bảo có bữa ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng.
Tin liên quan
Quảng bá ẩm thực, tiềm năng kinh tế Việt Nam ra thế giới
18:22 | 29/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm trưng bày mới của Land Rover: Nâng tầm trải nghiệm cho xe sang
16:21 | 27/11/2023 Xe - Công nghệ
Đề án tìm kiếm 1.000 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam
15:46 | 23/12/2022 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận
10:43 | 31/12/2020 Ẩm thực
Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá
13:15 | 29/12/2020 Ẩm thực
Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà
09:00 | 23/12/2020 Ẩm thực
Canh thưng mồng tơi
09:07 | 18/12/2020 Ẩm thực
Đặc sản vùng đất Hậu Giang
14:13 | 11/12/2020 Ẩm thực
Ngọt ngào hồng treo gió Đà Lạt
07:43 | 09/12/2020 Ẩm thực
Gà ri vàng rơm - Đặc sản nổi tiếng Uông Bí
07:41 | 05/12/2020 Ẩm thực
Bỏ túi những món ăn ngon ở Trại Mát
14:58 | 30/11/2020 Ẩm thực
Bánh mỳ chảo Hà Nội - món ăn hấp dẫn, chinh phục vị giác thực khách
14:09 | 26/11/2020 Ẩm thực
Độc đáo món lợn quay Lạng Sơn
08:34 | 24/11/2020 Ẩm thực
Xây dựng tiêu chí 7 cấp bậc cho đầu bếp Việt Nam
08:02 | 21/11/2020 Ẩm thực
Vịt trời Duy Khương - đặc sản Hải Hà
14:09 | 20/11/2020 Ẩm thực
Hấp dẫn cháo bò Huế ngày mưa
14:00 | 18/11/2020 Ẩm thực
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics