Doanh nghiệp nhà nước chưa có đầy đủ quyền tự chủ để hoạt động theo cơ chế thị trường
Nhà nước sẽ giữ cổ phần đa số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng? | |
Dừng thành lập mới các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu đến năm 2030? | |
Doanh nghiệp mong muốn kéo dài thời gian giãn, hoãn nợ |
Để hoàn thiện Đề án “Áp dụng quản trị hiện đại đối với các doanh nghiệp Nhà nước, minh bạch hóa hoạt động đầu tư kinh doanh của chủ sở hữu Nhà nước”, ngày 29/1, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo công bố báo cáo “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước theo nguyên tắc thị trường” trong khuôn khổ Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế (Aus4Reform).
Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, “đối xử công bằng” với doanh nghiệp Nhà nước là một yêu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trường, cùng với tiến trình triển khai thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Trong 35 năm đổi mới, pháp luật Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung để doanh nghiệp Nhà nước ngày càng được trao thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường còn nhiều vấn đề đặt ra, các điều kiện chưa được đảm bảo, đặc biệt khi so sánh với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế phổ biến.
Theo ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, CIEM, để đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước, chính sách sở hữu nhà nước phải có tính ổn định lâu dài theo thời gian.
Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá đối với từng doanh nghiệp Nhà nước và bộ máy quản lý doanh nghiệp Nhà nước cần được xây dựng, ban hành và công bố công khai. Bộ máy quản lý, hội đồng quản trị và cơ quan tương đương trong bộ máy quản lý doanh nghiệp Nhà nước phải có cơ cấu hợp lý, có năng lực để thực hiện tốt trách nhiệm của họ.
Về cơ bản, DNNN có quyền như các doanh nghiệp tư nhân, được điều chỉnh chung khung pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu về các khía cạnh như thực hiện đầu tư phát triển; quản lý tài chính; định giá mua bán hàng hóa, dịch vụ; quan hệ lao động, tiền lương; cạnh tranh và chống độc quyền…
|
Cùng với đó, phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư quy mô lớn; dự án đầu tư ra nước ngoài; quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư tại doanh nghiệp khác trong trường hợp thấp hơn giá trị sổ sách; quyết định chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư tại doanh nghiệp khác… khiến cho giảm quyền tự chủ của doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc về quản trị doanh nghiệp Nhà nước…
“Trên thực tế, DNNN chưa có đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để hoạt động theo cơ chế thị trường mặc dù quy định tại Luật Doanh nghiệp, pháp nhân DNNN có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ như doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có cùng hình thức tổ chức. Thể chế và cơ chế quản lý trên thực tế chưa tạo cho DNNN có đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cơ quan quản lý nhà nước bên ngoài còn quyết định nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh của DNNN, đặc biệt các vấn đề về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; quyền tuyển dụng, bổ nhiệm người quản lý; quyền tự do thỏa thuận tiền lương…”, ông Phạm Đức Trung nhấn mạnh.
Cũng theo ông Phạm Đức Trung, khi so sánh với với thông lệ quốc tế phổ biến, vẫn có những hạn chế và khoảng cách lớn trong tạo lập các điều kiện để đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DNNN theo nguyên tắc thị trường.
Chính vì vậy, để đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DNNN, nhóm nghiên cứu của CIEM cho rằng, có rất nhiều việc cần làm, trong đó cải thiện quản trị DNNN, mà cốt lõi là phân bổ các quyền và trách nhiệm giữa 3 chủ thể chính: cổ đông, ban quản trị và bộ máy điều hành doanh nghiệp và khớp nối các quy định, quy trình để đưa ra quyết định cho các vấn đề quản trị.
Bên cạnh đó, sách sở hữu nhà nước phải có tính ổn định lâu dài theo thời gian. Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá đối với từng DNNN và bộ máy quản lý DNNN cần được xây dựng, ban hành và công bố công khai. Bộ máy quản lý, HĐQT và cơ quan tương đương trong bộ máy quản lý DNNN phải có cơ cấu hợp lý, có năng lực để thực hiện tốt trách nhiệm của họ.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics